Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra thường gặp ở trẻ em. Giống virus gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A
Bệnh tay, chân, miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Theo nghiên cứu, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng về thần kinh và tim mạch có nguy cơ tử vong. Virus đường ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.
Nhóm virut lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Virut xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Để phòng chống bệnh tay chân miệng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, chúng ta cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày đối với cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chơi với trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho trẻ.
Chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo dinh dưỡng, ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (nên tráng qua nước đun sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
Đối với trẻ em, khi cho ăn không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Tại các hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà, để phòng chống tay chân miệng cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, sàn nhà, cầu thang, bàn ghế, đồ dùng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Hãy thường xuyên cho trẻ đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh tay chân miệng, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. Cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trên đây là các cách phòng chống tay chân miệng ở trẻ hiệu quả, hạn chế lây lan.
Thu Hà
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.