Tác hại khi ngồi nhiều không hề ít, và bạn cần phải biết chúng cũng như cách giảm những tác động xấu này lên cơ thể. Joan Vernikos, nhà khoa học là cựu thành viên
Tác hại khi ngồi nhiều không hề ít, và bạn cần phải biết chúng cũng như cách giảm những tác động xấu này lên cơ thể.
Joan Vernikos, nhà khoa học là cựu thành viên của NASA và là tác giả của cuốn “Designed to Move” (Tạm dịch: Cấu tạo để chuyển động) nói: “Bất kể bạn giữ vị trí nào trong một thời gian dài đều khiến cơ thể trở nên đau đớn vì chúng ta không được sinh ra để đứng im như thế.” Do đó, tác hại khi ngồi nhiều đối với cơ thể là có thật và bạn cần biết để tránh né.
Cô phát hiện ra rằng việc ngồi quá lâu sẽ dẫn đến các tác hại tương tự như thoái hóa cơ, xương khớp cùng với đau lưng. Cô cho rằng: “Hầu hết mọi người ngồi 6 – 13 tiếng mỗi ngày, đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt chứng bệnh của thời hiện đại như bệnh tiểu đường, ung thư, thiếu máu, nhồi máu cơ tim…”.
1. Tác hại khi ngồi nhiều đầu tiên là ảnh hưởng đến cơ bắp
Khi ngồi im, cơ bắp của bạn chẳng làm gì cả, ngoại trừ việc đang dần bị lãng phí và thoái hóa. Quan trọng không phải thời gian bạn ngồi, mà là thời gian bạn ngồi liên tục mới gây ra các tác hại. Khi nghiên cứu sức khỏe của những người nằm suốt 24 giờ mỗi ngày, cô đã phát hiện chỉ 30 phút vận động cũng có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do lối sống bất động gây ra.
2. Lưng dần dần bị cong
Khi bạn ngồi quá nhiều, thường là sai tư thế, thì đầu và gáy của bạn sẽ bị kéo về phía trước và lâu dần điều này dẫn đến sự thay đổi của xương sống. Mà trước tiên là bạn sẽ bị đau khá nhiều khi thắt lưng bị ảnh hưởng từ tư thế ngồi.
3. Thần kinh bị căng thẳng
Ngồi quá lâu chính là một dạng tra tấn các dây thần kinh của bạn. Lúc này các cơ bắp sẽ co lại, tác động lên dây thần kinh và gây đau ở vai, lưng dưới.
4. Đĩa đệm cột sống bị xô lệch
Xương sống của chúng ta được thiết kế để đứng thẳng hơn là ngồi. Khi đứng thẳng, các đĩa đệm sẽ ở đúng vị trí của chúng, giảm thiểu áp lực lên vùng cột sống. Tác hại khi ngồi nhiều là làm các đốt sống bị ép xuống, chịu lực nhiều hơn và do đó tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
Tin vui cho bạn là chỉ cần 15 – 30 phút nghỉ giữa “hiệp” là cơ thể của bạn đã có thể phục hồi, tránh được nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Hãy ngừng tay và vận động một chút nào!
5. Ngồi im là đi ngược lại bản năng tự nhiên
Vernikos tin rằng, lý do lớn nhất khiến cơ thể tỏ ra đau đớn khi ngồi quá lâu chính vì con người sinh ra để di chuyển.
“Những gì tôi học được từ nghiên cứu của mình là cơ thể cần di chuyển, từ khi thức dậy cho đến lúc trời tối”, cô nói, “và chúng ta sẽ nhận lấy nhiều tác hại khi ngồi nhiều nếu chúng ta không di chuyển”.
Bạn có thể đơn giản đứng dậy để uống nước, đi đến máy in, hít thở không khí.. tất cả những hành động nhỏ này đều có thể góp phần giảm tác hại của việc ngồi nhiều rất hiệu quả.
Phong
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.