Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi hiện nay số lượng người mắc bệnh rất lớn. Vì vậy, cần theo dõi những dấu hiệu thường thấy của bệnh tiểu đường
Bởi khi bị mắc bệnh tiểu đường, sẽ có mức đường huyết trong máu cao hơn và nó sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu, chính vì thế mà làm cho các tế bào trong cơ thể bị thiếu nước, khi đó chúng sẽ kích thích não để có điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể. Do vậy mà ở những người bị bệnh tiểu đường thường uống rất nhiều nước.
Vì uống nhiều nước, kèm theo đó là trong máu có quá nhiều đường nên cơ thể phải đào thải bớt ra bằng đường nước tiểu. Chính vì vậy, một dấu hiệu thường thấy ở người bị bệnh tiểu đường chính là đi tiểu nhiều, và nước tiểu có kiến bu quanh rất nhiều.
Bởi lượng đường có trong máu cao, cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để có thể chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Tuy nhiên, insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói nên khiến người bệnh tiểu đường ăn rất nhiều.
Bệnh nhân bị tiểu đường cần phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn mà cơ thể không thể sử dụng và nó sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người bị bệnh tiểu đường bị giảm cần rất nhanh chóng mặc dù ăn rất nhiều.
Lượng đường có trong máu của người bệnh tiểu đường quá cao và gây khó khăn cho các hoạt động của tế bào bạch cầu có trong máu, vì thế nó làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành hơn và thường bị nhiễm trùng nhiều hơn.
Do hệ thống miễn dịch bị ức chế rất nhiều và lượng đường có trong máu lại rất cao nên giảm sức đề kháng, khiến người bị bệnh tiểu đường rất hay mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm tùng da…
Người bị bệnh tiểu đường thường có lượng đường trong máu cao, vì thế chúng gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng để nuôi các tế bào thần kinh, vì vậy mà sẽ làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu đi rất nhiều.
Cần đi khám bệnh định kỳ khoảng 6 tháng/lần để nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu của bệnh, đồng thời tuân thủ điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ để bệnh diễn biến tốt hơn.
Duy trì thói quen này để giúp tránh cho lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, bởi điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
Trong quá trình tập luyện, sẽ khiến cơ bắp hút glucose để làm năng lượng, chính điều này khiến cho nồng độ glucose trong máu giảm xuống. Vì thế, theo các bác sĩ, người bệnh tiểu đường cần tập luyện hợp lý qua các bài tập như chạy bộ, bơi lội, đạp xe… để giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Không phải tất cả các dấu hiệu của bệnh tiểu đường đều xuất hiện cùng lúc. Do đó, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy đến các bác sĩ kiểm tra, điều trị và kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý để người bệnh mau chóng khỏe lại.
Thoan Phạm
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.