Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những ngày kinh, việc tràn băng vệ sinh là điều thường gặp. Vậy 7 nguyên nhân chính gây tràn băng vệ sinh là gì, cần lưu ý gì khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe!
Tràn băng vệ sinh ở các kỳ kinh nguyệt gây ra tình trạng khó chịu, cản trở sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống và công việc của hầu hết mọi phụ nữ. Nếu lỡ tràn băng khi đang đi ra ngoài hoặc gặp bạn bè, đối tác sẽ làm cho chị em trở nên mất tự tin. Đôi khi việc này còn gây ra các mùi lạ khiến phụ nữ khó chịu, mệt mỏi.
Dưới đây là 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh chính mà chị em có thể tham khảo để khắc phục:
Hiện nay có rất nhiều loại băng vệ sinh phục vụ cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em, có thể có loại có độ dày thấm hút cao, có loại tạo ra mùi hương, khàng khuẩn, có loại dùng cho ban ngày - ban đêm hoặc loại cho ngày đầu kinh kỳ và ngày cuối kinh kỳ. Chính vì có nhiều loại nên chị em hãy dựa vào đó để tìm băng vệ sinh phù hợp với tình trạng kinh nguyệt của mình.
Nếu nhận thấy kinh nguyệt ra quá nhiều, chị em có thể sử dụng loại dày, to với độ thấm hút cao hoặc sử dụng luôn băng vệ sinh ban đêm cho ban ngày. Vì băng ban đêm tích hợp đủ độ dày cho phụ nữ nằm ngủ 8 tiếng, do đó sẽ phù hợp với những ngày kinh ra quá mức.
Bên cạnh đó, nếu kinh nguyệt có mùi hãy tìm kiếm loại tạo ra hương kháng mùi và có khử khuẩn để bảo vệ an toàn cho vùng kín của chị em không mắc các bệnh như viêm âm đạo, nhiễm nấm nặng,... Hãy lưu ý cách chọn băng vệ sinh nhé!
1 trong 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh ở phụ nữ đó là việc không thường xuyên thay băng. Theo khuyến cáo của chuyên gia khoa sản, chị em cần thay băng ít nhất trong vòng 4 - 8 tiếng và đây là quy định chung cho toàn phụ nữ. Tuy nhiên nếu trong kỳ kinh chị em có một số tình trạng khác như ra lượng máu quá nhiều, đang gặp các bệnh phụ khoa,... thì sẽ còn có các khung thay băng vệ sinh khác với mức độ nhiều hơn.
Để phòng tránh tràn ra ngoài, khi đã thấy ướt băng khoảng 40 - 60% và đã sử dụng được từ khoảng 4 tiếng thì chị em hãy nên thay băng mới ngay nhé. Mồ hôi và các vi khuẩn sẽ gây ra mùi rất khó chịu, chính vì vậy thay thường xuyên sẽ giữ sạch, khô ráo cho âm đạo. Giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa không nhiễm trùng.
Tuy nhiều chị em không để ý tình trạng này, nhưng đây lại là một trong các nguyên nhân có thể gây ra tràn băng vệ sinh. Trong kỳ kinh nguyệt, chị em phải dán băng vệ sinh vào quần chip. Tuy nhiên nếu quần quá chật hoặc quá rộng so với dáng vóc, khi đi đứng hoặc ngồi xuống nhiều lần sẽ khiến băng vệ sinh lệch ra khỏi vùng tiết máu và gây ra tình trạng tràn ra quần áo bên ngoài.
Trên thị trường có quá nhiều loại băng vệ sinh khác nhau, đến từ nhiều thương hiệu thậm chí là không có thương hiệu. Do đó, chị em nên cân nhắc lựa chọn loại có nhãn mác đầy đủ và mua ở nơi uy tín để tránh đụng trúng hàng nhái, hàng giả kém chất lượng. Điều này không chỉ là một trong 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo ở chị em.
Theo khuyến cáo, phụ nữ nên hạn chế vận động mạnh như tập thể dục chế độ cao hay chạy nhảy. Điều này khiến cho băng vệ sinh bị tràn đột ngột. Ngoài ra vận động mạnh trong những ngày đèn đỏ còn khiến phụ nữ dễ bị đau bụng, mồ hôi vùng kín ra nhiều tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.
Tất cả chế độ ăn uống đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng tới nội tiết tố và việc có kinh hàng tháng của chị em. Chị em cần có một chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh để bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Cần hạn chế rượu bia, thuốc lá, caffeine. Chị em nên tham khảo các thực phẩm nên tránh trong kỳ kinh nguyệt nhé!
Không thể không nhắc đến trong 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh đó là việc sinh hoạt không điều độ. Việc ngủ trễ thường xuyên hoặc bị mất ngủ có thể làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ ra kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc sinh hoạt không điều độ còn gây ra rối loạn kỳ kinh nguyệt có thể ra nhiều máu hoặc ít máu hơn bình thường. Chính điều này gây ra việc tràn băng vệ sinh ở những tháng kinh nguyệt bị rối loạn.
Trên đây là thông tin về 7 nguyên nhân gây tràn băng vệ sinh thường gặp ở nữ giới. Hy vọng qua đây đã giúp bạn hạn chế được việc tràn băng gây khó chịu cho cuộc sống và công việc những ngày đèn đỏ nhé!
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.