Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Đường huyết cao

Đường huyết cao: Dấu hiệu và cách kiểm soát, hạ đường huyết

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Tình trạng đường huyết cao và tình trạng bệnh tiểu đường dễ nhầm lẫn với nhau. Thực tế, khi chỉ số đường huyết cao thì chưa hẳn đã mắc bệnh tiểu đường. Đôi khi, lượng đường huyết chỉ tăng cao ở một thời điểm nhất định rồi trở lại bình thường thì đây là hiện tượng sinh lý của cơ thể. Nếu lượng đường huyết thường xuyên tăng cao và không thể điều chỉnh về mức bình thường là biểu hiện của bệnh lý.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đường huyết cao

Cơ thể chúng ta có đường trong máu, được gọi là glucose. Thông thường, glucose được vận chuyển từ ruột hoặc gan đến các tế bào qua đường máu và được hấp thụ qua các kích thích tố insulin. Tuy nhiên, nếu quá trình chuyển hóa glucose bị trục trặc dẫn đến tích tụ đường trong máu dẫn đến bệnh lý đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:

  • Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
  • Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
  • HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Triệu chứng đường huyết cao

Những dấu hiệu và triệu chứng của đường huyết cao

Tăng đường máu sớm thường không có triệu chứng; do đó chẩn đoán có thể bị chậm nhiều năm.

Tăng đường máu đáng kể hơn gây ra glucose nước tiểu và lợi tiểu thẩm thấu, dẫn tới tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, và khát nhiều, có thể tiến triển tới hạ huyết áp tư thế và mất nước. Mất nước nặng gây yếu, mệt, và thay đổi trạng thái tâm thần.

Triệu chứng có thể thay đổi khi nồng độ glucose huyết tương dao động. Ăn nhiều có thể liên quan đến triệu chứng của tăng đường máu nhưng không phải triệu điển hình để bệnh nhân quan tâm. Tăng đường máu cũng gây giảm cân, buồn nôn và nôn, và nhìn mờ, và xu hướng nhiễm khuẩn hoặc nấm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đường huyết cao

Nhiều năm kiểm soát đường huyết cao dẫn tới nhiều biến chứng mạch máu, ảnh hưởng tới mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch máu lớn hoặc cả hai.

Bệnh vi mạch cơ bản có 3 biểu hiện phổ biến và nặng nề của đái tháo đường:

  • Biến chứng mắt đái tháo đường: Bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, Glaucoma.
  • Bệnh thận.
  • Bệnh thần kinh.

Bệnh vi mạch cũng có thể làm giảm liền vết thương da, thậm chí những tổn thương nhỏ của da lành có thể tiến triển thành loét sâu hơn và dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt ở chi dưới. Kiểm soát glucose huyết tương tích cực có thể phòng tránh và làm chậm lại những biến chứng này nhưng không thể đảo ngược khi đã hình thành.

Bệnh mạch máu lớn gồm xơ vữa động mạch lớn, có thể dẫn tới:

  • Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
  • Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ.
  • Bệnh động mạch ngoại vi.

Rối loạn miễn dịch là biến chứng khác và phát triển từ ảnh hưởng trực tiếp của đường máu cao lên tế bào miễn dịch. Bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu tăng đường huyết nào sau đây:

  • Bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục, nhưng vẫn có thể ăn và uống.
  • Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ.
  • Đường trong máu cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù bạn đã dùng thuốc tiểu đường.
  • Bạn gặp khó khăn kiểm soát đường huyết của bạn trong giới hạn cho phép.
  • Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu:
  • Bạn đang bị bệnh và không thể ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào.
  • Lượng đường trong máu của bạn cao liên tục trên 240 mg/dl (13 mmol/l) và có xeton trong nước tiểu.

Nguyên nhân đường huyết cao

Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Thiếu hụt vitamin D.
  • Tiếp xúc với nguồn virus gây rối loạn miễn dịch.
  • Béo phì, chế độ ăn uống nhiều đường, giàu chất béo.
  • Ít vận động, thường xuyên ngồi một vị trí.
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng quá nhiều tinh bột, cà phê, nước ngọt, rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ chế biến sẵn.
  • Tự ý ngưng sử dụng thuốc hạ đường huyết.
  • Căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực kéo dài.
  • Viêm dạ dày, cảm lạnh, ảnh hưởng sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đường huyết cao

Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết được coi là bình thường nếu mức này dưới 100 mg/dL sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ và dưới 140 mg/dL 2 giờ sau khi ăn. Trong suốt cả ngày, mức đường huyết thường thấp nhất ngay trước bữa ăn. Đối với hầu hết những người không mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu trước bữa ăn thường dao động từ 70 đến 80 mg/dL. Ở một số người khác, mức đường huyết trong khoảng từ 60 đến 90 mg/dL cũng được xem là bình thường.

Xem thêm thông tin: Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu được coi là nguy hiểm?

Vận động có giúp giảm chỉ số đường huyết không?

Đường huyết tăng cao ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Nên làm thế nào để kiểm soát lượng đường huyết?

Hỏi đáp (0 bình luận)