Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đường huyết cao: Dấu hiệu và cách kiểm soát, hạ đường huyết

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng đường huyết cao và tình trạng bệnh tiểu đường dễ nhầm lẫn với nhau. Thực tế, khi chỉ số đường huyết cao thì chưa hẳn đã mắc bệnh tiểu đường. Đôi khi, lượng đường huyết chỉ tăng cao ở một thời điểm nhất định rồi trở lại bình thường thì đây là hiện tượng sinh lý của cơ thể. Nếu lượng đường huyết thường xuyên tăng cao và không thể điều chỉnh về mức bình thường là biểu hiện của bệnh lý.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Đường huyết cao là gì? 

Cơ thể chúng ta có đường trong máu, được gọi là glucose. Thông thường, glucose được vận chuyển từ ruột hoặc gan đến các tế bào qua đường máu và được hấp thụ qua các kích thích tố insulin. Tuy nhiên, nếu quá trình chuyển hóa glucose bị trục trặc dẫn đến tích tụ đường trong máu dẫn đến bệnh lý đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:

Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).

Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đường huyết cao

Tăng đường máu sớm thường không có triệu chứng; do đó chẩn đoán có thể bị chậm nhiều năm.

Tăng đường máu đáng kể hơn gây ra glucose nước tiểu và lợi tiểu thẩm thấu, dẫn tới tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, và khát nhiều, có thể tiến triển tới hạ huyết áp tư thế và mất nước. Mất nước nặng gây yếu, mệt, và thay đổi trạng thái tâm thần.

Triệu chứng có thể thay đổi khi nồng độ glucose huyết tương dao động. Ăn nhiều có thể liên quan đến triệu chứng của tăng đường máu nhưng không phải triệu điển hình để bệnh nhân quan tâm. Tăng đường máu cũng gây giảm cân, buồn nôn và nôn, và nhìn mờ, và xu hướng nhiễm khuẩn hoặc nấm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đường huyết cao

Nhiều năm kiểm soát đường huyết cao dẫn tới nhiều biến chứng mạch máu, ảnh hưởng tới mạch máu nhỏ (vi mạch), mạch máu lớn hoặc cả hai.

Bệnh vi mạch cơ bản có 3 biểu hiện phổ biến và nặng nề của đái tháo đường:

Biến chứng mắt đái tháo đường: Bệnh võng mạc, Đục thủy tinh thể, Glaucoma.

Bệnh thận.

Bệnh thần kinh.

Bệnh vi mạch cũng có thể làm giảm liền vết thương da, thậm chí những tổn thương nhỏ của da lành có thể tiến triển thành loét sâu hơn và dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt ở chi dưới. Kiểm soát glucose huyết tương tích cực có thể phòng tránh và làm chậm lại những biến chứng này nhưng không thể đảo ngược khi đã hình thành.

Bệnh mạch máu lớn gồm xơ vữa động mạch lớn, có thể dẫn tới:

Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ.

Bệnh động mạch ngoại vi.

Rối loạn miễn dịch là biến chứng khác và phát triển từ ảnh hưởng trực tiếp của đường máu cao lên tế bào miễn dịch. Bệnh nhân đái tháo đường đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu tăng đường huyết nào sau đây:

Bạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục, nhưng vẫn có thể ăn và uống.

Bạn bị sốt kéo dài hơn 24 tiếng đồng hồ.

Đường trong máu cao hơn 240 mg/dl (13 mmol/l) mặc dù bạn đã dùng thuốc tiểu đường.

Bạn gặp khó khăn kiểm soát đường huyết của bạn trong giới hạn cho phép.

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu:

Bạn đang bị bệnh và không thể ăn bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào.

Lượng đường trong máu của bạn cao liên tục trên 240 mg/dl (13 mmol/l) và có xeton trong nước tiểu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đường huyết cao

Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Thiếu hụt vitamin D.

  • Tiếp xúc với nguồn virus gây rối loạn miễn dịch.

  • Béo phì, chế độ ăn uống nhiều đường, giàu chất béo.

  • Ít vận động, thường xuyên ngồi một vị trí.

  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng quá nhiều tinh bột, cà phê, nước ngọt, rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ chế biến sẵn.

  • Tự ý ngưng sử dụng thuốc hạ đường huyết.

  • Căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực kéo dài.

  • Viêm dạ dày, cảm lạnh, ảnh hưởng sau phẫu thuật hoặc chấn thương.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải đường huyết cao?

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện với triệu chứng của tăng đường máu và đôi khi đái tháo đường toan ceton (DKA). Một số bệnh nhân trải qua thời gian dài nhưng thoáng qua của nồng độ glucose gần bình thường sau khởi phát cấp của bệnh (giai đoạn trăng mật) do phục hồi 1 phần tiết insulin.

Bệnh nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể xuất hiện với triệu chứng của tăng đường máu nhưng thường không triệu chứng, và tình trạng này chỉ được phát hiện khi xét nghiệm thường xuyên. Trong một số bệnh nhân, triệu chứng ban đầu là biến chứng của đái tháo đường, gợi ý bệnh đã xuất hiện được một thời gian. Có nhiều trường hợp, tình trạng tăng đường máu tăng áp lực thẩm thấu xuất hiện ngay ban đầu, đặc biệt trong thời kì stress hoặc chuyển hóa glucose suy giảm hơn do thuốc như corticosteroids.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đường huyết cao

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tăng đường huyết bao gồm:

Bỏ qua hay quên tiêm insulin, hoặc không uống thuốc hạ đường huyết.

Không tiêm insulin đúng cách hoặc sử dụng insulin hết hạn.

Không tuân theo kế hoạch ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường.

Ăn quá nhiều tinh bột so với liều insulin bạn tiêm hoặc ăn quá nhiều tinh bột nói chung.

Ít hoạt động, không tập thể dục.

Bị bệnh hoặc nhiễm trùng.

Sử dụng một số loại thuốc như steroid.

Bị chấn thương hoặc phẫu thuật.

Bị căng thẳng tinh thần.

Hoạt động thể chất quá sức, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bạn cao và nồng độ insulin thấp.

Ốm đau hoặc căng thẳng có thể là nguyên nhân đường huyết cao vì cơ thể tăng sản xuất hormone để chống lại bệnh tật hoặc căng thẳng, và khiến lượng đường trong máu tăng lên. Ngay cả những người không bị tiểu đường cũng có thể bị tăng đường huyết khi bị bệnh nặng. Người bị tiểu đường có thể cần phải uống tăng liều thuốc tiểu đường để giữ đường huyết ổn định khi bị ốm hoặc căng thẳng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đường huyết cao

Đường huyết cao được gợi ý bởi các triệu chứng và dấu hiệu điển hình và được chứng minh bằng định lượng glucose huyết tương. Định lượng glucose huyết tương lúc đói (FPG) từ 8 – 12 giờ hoặc sau 2 giờ uống dung dịch glucose đậm đặc (nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT)) là tốt nhất. 

Trong thực hành, đái tháo đường hoặc rối loạn glucose lúc đói thường được chẩn đoán sử dụng định lượng glucose huyết tương ngẫu nhiên hoặc HbA1c. Glucose ngẫu nhiên > 200 mg/dL (> 11.1 mmol/L) có thể chẩn đoán, nhưng giá trị có thể bị ảnh hưởng bởi bữa ăn gần nhất và phải được chứng minh bằng xét nghiệm nhắc lại; xét nghiệm 2 lần có thể không cần thiết khi xuất hiện triệu chứng của đái tháo đường.

Phương pháp điều trị Đường huyết cao hiệu quả

Điều trị gồm kiểm soát đường máu để giảm biến chứng và phòng biến chứng tối thiểu cơn tăng đường huyết:

  • Chế độ ăn và luyện tập.

  • Insulin cho đái tháo đường tuýp 1.

  • Với đái tháo đường tuýp 2, thuốc uống hạ đường máu, thuốc tiêm đồng vận glucagon-like peptide-1 (GLP-1) hoặc phối hợp insulin.

  • Để phòng tránh biến chứng, thường điều trị với ức chế hệ renin-angiotensin-aldosterone (ức chế ACE or chẹn thụ thể angiotensin II ), statins, và aspirin.

Mục tiêu cho kiểm soát đường máu là:

  • Glucose máu trước ăn từ 80 đến 130 mg/dl (4.4 và 7.2 mmol/L).

  • Glucose máu sau ăn (1 -2 giờ sau bắt đầu bữa ăn ) < 180 mg/dL (10 mmol/L).

  • HbA1c < 7%.

Nồng độ glucose được xác định bởi theo dõi tại nhà bằng glucose máu mao mạch và duy trì nồng độ HbA1c < 7%. Những mục tiêu này có thể điều chỉnh cho từng bệnh nhân những người kiểm soát glucose máu chặt chẽ không được khuyến cáo, như: Người già yếu; bệnh nhân có kì vọng sống ngắn; bệnh nhân trải qua nhiều cơn hạ đường máu lặp đi lặp lại; đặc biệt với hạ đường huyết không nhận biết; và bệnh nhân không thể truyền đạt khi xuất hiện triệu chứng hạ đường máu.

Ngược lại, có thể khuyến cáo mục tiêu chặt HbA1c (< 6.5%) trong bệnh nhân được chọn lọc nếu những mục tiêu đạt được mà không có hạ đường máu. Cá nhân có khả năng để kiểm soát đường máu chặt hơn gồm bệnh nhân không điều trị với thuốc hạ đường máu, những người có thời gian bị đái tháo đường ngắn, thời gian kì vọng sống dài, người không có bệnh tim mạch.

Yếu tố chính cho tất cả bệnh nhân là giáo dục bệnh nhân, tư vấn chế độ ăn và luyện tập, theo dõi kiểm soát glucose máu.

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 cần liệu pháp insulin.

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 và glucose huyết tương tăng nhẹ nên được chỉ định thử với chế độ ăn và luyện tập, tiếp theo bằng thuốc uống hạ đường máu nếu thay đổi lối sống không đủ, bổ sung thuốc uống và hoặc đồng vận thụ thể GLP-1 là cần thiết (liệu pháp phối hợp), và insulin khi liệp pháp phối hợp không hiệu quả để đạt mục tiêu khuyến cáo. Metformin thường là thuốc uống đầu tiên sử dụng, dù không bằng chứng nào hỗ trợ việc sử dụng 1 loại thuốc hay nhóm thuốc; quyết định thường gồm cân nhắc tác dụng phụ, thuận tiện, và ưu tiên bệnh nhân.

Bệnh nhân với đái tháo đường tuýp 2 và glucose máu tăng đáng kể tại thời điểm chẩn đoán thường được chỉ định thay đổi lối sống và 1 hoặc nhiều hơn các thuốc hạ đường máu đồng thời.

Insulin được chỉ định như liệu pháp ban đầu cho phụ nữ đái tháo đường tuýp 2 mang thai và cho bệnh nhân xuất hiện rối loạn chuyển hóa cấp mất bù, như tăng đường máu tăng áp lực thẩm thấu (HHS) hoặc đái tháo đường toan ceton (DKA). Bệnh nhân với tăng đường máu nặng (glucose huyết tương > 400 mg/dL [22.2 mmol/L]) có thể đáp ứng tốt hơn với điều trị sau khi nồng độ glucose được bình thường trở lại trong thời gian ngắn điều trị insulin.

Bệnh nhân rối loạn điều hòa glucose nên được tư vấn điều chỉnh những nguy cơ phát triển đái tháo đường và tầm quan trọng của thay đổi lối sống để phòng tránh đái tháo đường. Họ nên được theo dõi cẩn thận để phát hiện triệu chứng của đái tháo đường hoặc tăng glucose huyết tương. Khoảng thời gian theo dõi lý tưởng chưa được xác định, nhưng kiểm tra hàng năm hoặc hai năm có thể thích hợp.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đường huyết cao

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Tăng hoạt động thể lực giúp làm cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bệnh nhân nên chọn hình thức hoạt động thể lực phù hợp mà có thể duy trì lâu dài. Đi bộ là hình thức vận động thuận tiện về thời gian và không tốn chi phí. Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2 - 3 lần (kéo dây thun, nâng tạ). Có thể thay thế bằng cách chia nhỏ thời gian tập thể dục trong ngày. 

  • Kiểm soát cân nặng: Người thừa cân, béo phì cần giảm cân, mục tiêu giảm 5 - 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 3 - 6 tháng. Do vậy mức năng lượng khẩu phần ăn cũng giảm dần, 250 - 500 kcal/ngày (giảm từng giai đoạn, không giảm đột ngột).

Chế độ dinh dưỡng:

  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cân bằng cả về số lượng và chất lượng. Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý. 

  • Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn.

  • Đủ duy trì hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

  • Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.

  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, suy thận…

  • Phù hợp tập quán ăn uống theo địa dư, dân tộc, của từng bệnh nhân và gia đình.

  • Đơn giản và không quá đắt tiền.

  • Không nên thay đổi quá nhiều và quá nhanh cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn.

  • Chất bột đường (Glucid): Bữa ăn nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt/gạo lật, khoai củ, bánh mì đen, hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như: Khoai lang nướng, bánh mỳ, bột dong, đường kính, mật ong, hoa quả ngọt như mít, đu đủ, xoài,…

  • Chất béo (Lipid): Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: Cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng. Tránh ăn các thức ăn: Thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, hoặc các thực ăn chiên rán kỹ. Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: Xào, rán…

  • Chất đạm: Hạn chế các thực phẩm giàu Cholesterol: Phủ tạng động vật, chocolate, …

  • Trái cây: Không nên ăn hoa quả quá 20% mức năng lượng hàng ngày, vì quá mức sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chuyển hóa chất béo, chất bột đường. Chọn những trái cây có chỉ số đường huyết thấp: Ổi, lê, táo, cam. Hạn chế trái cây có chỉ số tăng đường huyết nhanh: Dưa hấu, vải, nhãn, xoài. Ăn trái cây nên ăn nguyên múi, nguyên miếng không nên ăn nước ép trái cây vì quá trình chế biến đã bị mất chất xơ nên đường bị hấp thu nhanh hơn.

  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Dưa muối, cà muối, mì tôm, xúc xích, ... Hạn chế cho thêm nước mắm, gia vị khi ăn uống.

Phương pháp phòng ngừa đường huyết cao hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Kiểm soát dinh dưỡng: Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành các bữa chính và bữa phụ, để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Cần đảm bảo có đầy đủ và cân đối các chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin trong thực đơn hàng ngày.

  • Tập thể dục đều đặn.

  • Đo đường huyết, huyết áp thường xuyên.

  • Tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng chỉ định là biện pháp phòng ngừa tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

Nguồn tham khảo
  1. MSD manuals: https://www.msdmanuals.com/
  2. Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”.
  3. Thuốc dân tộc: https://www.thuocdantoc.org/duong-huyet-cao.html

Các bệnh liên quan

  1. ép tim

  2. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp

  3. Đau tim

  4. Hở van ba lá

  5. Suy tim

  6. Giãn cơ tim

  7. Còn ống động mạch

  8. Xơ vữa động mạch

  9. Tim bẩm sinh

  10. Tim to