Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

8 lý do để bạn từ bỏ thói quen để tóc ướt đi ngủ

Ngày 18/09/2020
Kích thước chữ

Gội đầu rồi đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho da đầu và sức khỏe của bạn. Sau đây là 7 lý do để bạn từ bỏ thói quen này ngay từ bây giờ.

Một số người có quỹ thời gian eo hẹp, việc dành thời gian để chăm sóc mái tóc của mình có lẽ cũng là một điều khó khăn. Tuy nhiên, với một bước làm sạch tóc đơn giản như gội đầu và làm khô tóc thì bạn nên dành một ít thời gian cho nó bởi nếu bạn gội đầu và ngủ khi tóc vẫn còn ướt sẽ gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Đây là lý do vì sao bạn nên sớm từ bỏ thói quen không tốt này.

8 lý do để bạn từ bỏ thói quen để tóc ướt đi ngủ 1Đi ngủ khi tóc ướt gây nhiều vấn đề sức khỏe.

1. Gây kích ứng da đầu

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác da đầu kích ứng gây ngứa ngáy chưa? Nếu đã từng hiểu được cảm giác khó chịu này thì đừng vội đổ lỗi cho dầu gội đang dùng mà có thể nó đến từ thói quen đi ngủ với mái tóc ướt.

Khi bạn nằm trên gối lúc tóc vẫn đang ướt sẽ làm vỏ gối cũng ẩm ướt theo. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi nấm phát triển và dẫn đến các bệnh về da đầu.

2. Làm cho tóc xơ, rối

Nếu bạn gội đầu vào buổi tối và không có nhiều thời gian để tóc tự khô thì bạn có thể sử dụng máy sấy làm khô tóc. Vì nếu bạn ngủ khi tóc còn ướt thì tóc dễ dàng dính lại với nhau, dẫn đến tóc rối và bị xơ. Khi bạn ngủ dậy, mái tóc của bạn sẽ trở nên xù, rối và khó tháo gỡ.

8 lý do để bạn từ bỏ thói quen để tóc ướt đi ngủ 2Tóc xơ rối, dễ gãy rụng, chẻ ngọn khi bạn ngủ với mái tóc ướt.

3. Rụng tóc và chẻ ngọn

Không chỉ gây xơ rối, để tóc ướt khi đi ngủ còn làm tóc yếu đi, dễ gãy rụng và khiến tóc chẻ ngọn. Vì vậy, nếu có thói quen đi ngủ với tóc ướt thì bạn sẽ không phải ngạc nhiên khi tóc mình ngày một mỏng dần.

4. Gây đau đầu

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, để tóc ướt khi đi ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau đầu. Nhiều phụ nữ bị đau đầu kinh niên có thể là hậu quả của việc thường xuyên gội đầu khuya muộn.

Nguyên nhân là nước đọng lại trên tóc và da đầu khiến các mạch máu hoạt động chậm lại, làm cản trở lưu thông máu, lâu dần thành đau nhức đầu mãn tính.

8 lý do để bạn từ bỏ thói quen để tóc ướt đi ngủ 3Tóc ướt đi ngủ gây đau đầu.

5. Nấm tóc

Nấm tóc là một bệnh da liễu thường gặp ở những người có thói quen để tóc ướt khi đi ngủ. Nguyên nhân là vì da đầu ẩm ướt rất dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng ngứa da đầu, gàu xuất hiện. Da đầu ẩm ướt cũng là môi trường lý tưởng cho các loại vi nấm, vi khuẩn gây hại phát triển, gây ra nấm da đầu - là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều, hói đầu, bong vảy, ngứa ngáy và gây mùi khó chịu. Không chỉ dừng lại ở đó, da mặt của bạn cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Da bị kích ứng, ngứa, nổi mụn và viêm da.

6. Cảm giác nặng nề, mệt mỏi khi thức dậy

Cảm giác nặng nề, mệt mỏi khi thức dậy là kết quả của việc đi ngủ khi tóc còn ướt. Thậm chí là dẫn tới nguy cơ bị viêm tĩnh mạch da đầu mãn tính. Biểu hiện thường thấy là ngứa ngáy, đau nhức đầu, phần da đầu thường dày và thô hơn mức thường, đồng thời dưới lớp da đầu còn có những cục sưng nhỏ trồi lên.

Tình trạng này cần phải điều trị kịp thời nếu không dễ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

7. Đau mỏi cơ bắp

Đau cơ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong số đó chính là do bạn để tóc ướt khi đi ngủ. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của da đầu và cơ thể phải giảm nhiệt độ suốt đêm làm tăng sự căng thẳng lên các cơ và gây co thắt, có thể dẫn tới chứng chuột rút nguy hiểm, thậm chí còn gây liệt cơ mặt.

8 lý do để bạn từ bỏ thói quen để tóc ướt đi ngủ 4Để tóc ướt khi ngủ khiến bạn bị nhức mỏi, đau cơ.

8. Tóc bết dính nhiều dầu

Bạn có thể chú ý thử, khi đi ngủ với một mái tóc ướt thì sáng hôm sau, không những tóc không khô ráo mà còn bị bết dính, ẩm ướt khó chịu và đặc biệt là rất nhanh bẩn. Nguyên nhân là do da đầu bị mất cân bằng độ pH và tăng các tuyến bã nhờn. Do đó, nếu đang gặp phải tình trạng này thì bạn nên làm khô tóc trước khi ngủ để giúp tóc sạch và hạn chế dầu hiệu quả.

Trần Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin