Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

9 cách nói chuyện với người trầm cảm để giúp họ vượt qua khó khăn

Ngày 27/12/2022
Kích thước chữ

Người trầm cảm có tâm lý bất ổn nên sẽ dễ bị tổn thương bởi những lời nói tưởng chừng như bình thường. Vì vậy, để có thể sẻ chia và an ủi cùng bệnh nhân, bạn có thể tham khảo 9 cách nói chuyện với người trầm cảm trong bài viết này.

Khi chúng ta có người thân hay bạn bè bị trầm cảm, chúng ta sẽ bối rối khi tìm cách nói chuyện phù hợp để giúp họ cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Giao tiếp đóng vai trò rất lớn trong việc chữa lành vết thương và cải thiện bệnh trầm cảm. Vì vậy, mọi người hãy chú ý 9 cách nói chuyện với người trầm cảm dưới đây.

Nói rằng bạn quan tâm họ

Cách nói chuyện với người trầm cảm bằng bốn chữ “tôi quan tâm bạn” đơn giản nhưng lại vô cùng ý nghĩa đối với ai đang cảm thấy thế giới như đang chống đối họ. Một cái ôm hoặc nắm tay cũng sẽ giúp họ hiểu rằng chúng ta thực sự quan tâm và họ quan trọng đối với chúng ta như thế nào. Ban đầu bạn có thể sẽ cảm thấy khó xử và không biết nên thể hiện như thế nào. Dù vậy, bạn chỉ cần thể hiện sự quan tâm chân thành nhất từ chính mình đến với người trầm cảm.

Cách nói chuyện với người trầm cảm bằng cách nói mình luôn ở đây

Người trầm cảm thường cảm thấy như không ai hiểu được những gì họ đang phải chịu đựng cho dù người khác đang quan tâm để cố gắng hiểu họ. Điều này khiến họ tự cô lập mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng thu mình lại khi họ trầm cảm. Nếu họ chưa sẵn sàng để chia sẻ, đừng cố ép họ mà hãy dành thời gian cho họ nhiều hơn bằng cách thường xuyên liên lạc hỏi thăm và hẹn gặp giúp đỡ hoặc thậm chí sắp xếp tham gia một số hoạt động chung với nhau.

Cách nói chuyện với người trầm cảm bằng cách nói mình luôn ở đây Cách nói chuyện với người trầm cảm bằng cách nói mình luôn ở đây

Cách nói chuyện với người trầm cảm hiệu quả là nói cho họ biết rằng sự hiện diện của bạn là dành cho họ, bạn luôn ở đây là vì họ. Có thể thời gian đầu sẽ khó khăn, bạn chỉ cần nhẹ nhàng nhắc họ rằng: “Mặc dù mình không thể cảm nhận hết những gì cậu đang trải qua, mình vẫn luôn ở đây để cậu có thể dựa vào và tìm tới mỗi khi cậu cần.” Điều này có ý nghĩa rất lớn với những ai đang đối mặt với bệnh trầm cảm.

Nhắc nhở rằng họ rất quan trọng

Những ai bị trầm cảm thường có cảm giác rằng cuộc sống của họ không còn ý nghĩa, quan trọng gì nữa cũng không còn ai quan tâm nếu họ rời đi. Cách nói chuyện với người trầm cảm bằng lòng chân thành cho họ biết rằng những người thân xung quanh vẫn rất quan tâm và yêu thương họ, họ vô cùng quan trọng với những người khác. Điều này có thể giúp họ nhận ra họ có giá trị trong cuộc đời này.

Hỏi xem họ có muốn chia sẻ và hãy học cách lắng nghe

Lắng nghe là cách nói chuyện với người trầm cảm, cách này có thể giúp họ giảm bớt những dồn nén cảm xúc bấy lâu trong lòng họ. Lắng nghe là cách xoa dịu những ai bị trầm cảm, có thể làm dịu nỗi đau tinh thần cũng như giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn, bớt căng thẳng hơn, đặc biệt khi họ trải qua quá trình điều trị với bác sĩ hoặc với nhà trị liệu.

Hãy học cách lắng nghe Hãy học cách lắng nghe

Đôi lúc điều người mắc trầm cảm muốn không phải là lời khuyên mà chỉ là sự lắng nghe và giải bày những tâm tư của mình. Vì vậy, bạn chỉ cần lắng nghe và không làm gián đoạn những gì họ đang chia sẻ.

Mình có thể giúp bạn không?

Người mắc trầm cảm thường phải trải qua khoảng thời gian không tốt đẹp về tinh thần lẫn thể chất. Bạn có thể giúp họ giảm bớt gánh nặng đó để họ dần được phục hồi và ổn hơn.

Nhiều người trầm cảm miễn cưỡng chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ hoặc khó mở lòng để sẻ chia vì họ sợ nó trở thành gánh nặng cho bạn. Trong trường hợp này, bạn cần cho họ biết rằng: “Điều quan trọng là mình chỉ muốn giúp đỡ cậu vì mình thực sự quan tâm cậu. Và nếu mình có rơi vào tình huống như vậy, mình tin chắc cậu cũng sẽ giúp mình tương tự như vậy.”

Nhiều người mắc trầm cảm sẽ bối rối và không biết mình thực sự muốn gì. Thay vì chỉ hỏi “Mình có thể làm gì để giúp bạn?”. Chúng ta hãy thử hỏi họ như:

  • Cậu có muốn đi dạo cùng tớ không?
  • Cậu có muốn đi mua đồ ăn với tớ không?
  • Cuối tuần này tớ tới nấu ăn chung với cậu nhé!
  • Nếu cậu muốn chúng ta có thể cùng đi gặp bác sĩ!

Hãy đưa ra những lời đề nghị và lắng nghe những mong muốn của họ. Người trầm cảm có thể không muốn làm những công việc hàng ngày nên việc đề xuất giúp đỡ thực tế sẽ là cách nói chuyện với người trầm cảm hiệu quả.

Công nhận và không phán xét

Thực hành lắng nghe và không phán xét, công nhận những suy nghĩ của người bị trầm cảm là một cách nói chuyện với người trầm cảm. Ngay cả khi những vấn đề đó chỉ là chuyện nhỏ với bạn, bạn cũng không nên đưa ra những góp ý hay bất kỳ phán xét gì. Thay vào đó hãy cho họ biết rằng: “Mình rất tiếc khi cậu đã phải trải qua những điều như vậy và mình thấy được những trải nghiệm này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cậu như thế nào.”

Nhấn mạnh rằng họ đã rất mạnh mẽ và kiên cường

Những ai đang phải đối mặt với trầm cảm thường có xu hướng cảm thấy mình yếu đuối hoặc vô dụng. Mặc dù trầm cảm là một căn bệnh, nhưng những người sống với trầm cảm lại cảm thấy tất cả là lỗi của mình. Trầm cảm là tình trạng sức khoẻ tâm lý phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ ai. Hãy để họ biết rằng những cảm xúc này không phải là lỗi của họ và nhắc nhở rằng họ đã rất mạnh mẽ, kiên cường, họ đã làm rất tốt!

Động viên họ luôn có niềm tin

Bên cạnh việc chấp nhận với họ rằng họ đang bị bệnh trầm cảm. Bạn cũng có thể trấn an họ bằng cách nói rằng trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị được thông qua việc dùng thuốc và trị liệu, họ sẽ sớm trở lại với cuộc sống vui vẻ bình thường như trước.

Động viên họ luôn có niềm tin Động viên họ luôn có niềm tin

Nhận biết người trầm cảm có ý định tự sát

Tỷ lệ nguy cơ tự tử là khá cao ở những người mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, bạn cần lưu ý và phát hiện sớm những dấu hiệu như:

  • Những câu nói của người mắc trầm cảm hay nhắc tới việc kết thúc cuộc đời.
  • Suy nghĩ mình là gánh nặng cho người khác.
  • Cảm giác buồn bã và tuyệt vọng.
  • Tự thu mình lại và không kết nối với gia đình hay bạn bè.
  • Tâm trạng thất thường.
  • Viết di chúc hoặc cho đi tài sản của mình.
  • Nói lời tạm biệt với mọi người như thể sẽ không gặp lại nữa.

Hy vọng với 9 cách nói chuyện với người trầm cảm trên, bạn sẽ có thể phần nào hỗ trợ và trở thành người bạn đồng hành để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn về tinh thần. Các bạn hãy cố gắng đồng hành cùng họ bằng sự chân thành và kiên trì.

Xem thêm:

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin