Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì cha mẹ cần lưu ý

Ngày 15/02/2023
Kích thước chữ

Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là rất quan trọng để cha mẹ có thể can thiệp giúp đỡ con em mình kịp thời. Giúp trẻ nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng này, trở về với cuộc sống sinh hoạt học tập bình thường.

Dậy thì là lúc tâm sinh lý có nhiều thay đổi, có cảm xúc mạnh với những chuyện xảy ra xung quanh mình. Đây là lúc trầm cảm dễ tìm đến. Trầm cảm trong giai đoạn dậy thì tác động xấu đến hoạt động, khả năng ghi nhớ, học tập, các mối quan hệ thường ngày. Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì sớm thì phụ huynh có thể kịp thời quan tâm, giải quyết căn bệnh tâm lý này.

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Bệnh trầm cảm hay còn được gọi là Depression là căn bệnh mà người bệnh có tâm trạng rối loạn thường buồn bã hoặc hay khóc. Không cảm thấy hứng thú hay có động lực để làm bất cứ việc gì kể cả những hoạt động trước đây từng rất yêu thích. 

Dù trầm cảm có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời với bất kỳ ai nhưng ở tuổi dậy thì lại rất khác biệt. Nếu như không tinh ý bạn chỉ nghĩ con mình đang ở trong thời kỳ ẩm ương của độ tuổi mới lớn mà không biết rằng chứng bệnh trầm cảm đang chiếm lấy con. 

Những áp lực từ việc học hành, tình cảm bạn bè đồng trang lứa, sự quan tâm chăm sóc không đúng cách từ gia đình,... Có rất nhiều lý do khiến trẻ có cảm xúc tiêu cực dẫn đến trầm cảm. Vấn đề tâm lý này làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, khiến người bệnh thay đổi cách hành xử gặp nhiều khó khăn khi tham gia sinh hoạt chung với mọi người. Do đó, cần được phát hiện sớm để hỗ trợ điều trị, khắc phục nhanh nhất, tránh trường hợp bệnh ngày một nặng gây hại đến sự phát triển của con trẻ. 

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì cha mẹ cần lưu ý 1 Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì thường bị cha mẹ bỏ qua

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Những dấu hiệu của trầm cảm rất khó nhận biết bởi chúng chúng khá giống với sự thay đổi tính cách trong thời gian dậy thì. Nhưng cũng giống như những căn bệnh khác, trầm cảm cũng sẽ có những dấu hiệu bao gồm những thay đổi về cảm xúc và hành vi. Cha mẹ nên đặc biệt lưu ý, quan sát để kịp thời hỗ trợ con không phải lún sâu vào “vũng bùn” trầm cảm:

  • Cảm thấy thiếu tự tin về bản thân, luôn đánh giá thấp về mình và không có đủ sự tự tin để bộc lộ năng lực.
  • Khó tập trung hoặc rất mau quên, khả năng ghi nhớ kém đi và đắn đo khi đưa ra quyết định. Thành tích học tập ngày càng giảm sút, không thích đi học, nghỉ học thường xuyên. 
  • Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng liên tục trong thời gian dài, không muốn làm bất cứ điều gì. Mong muốn được ở một mình, cách ly với xã hội. 
  • Không còn quan tâm hay yêu thích những hoạt động trước đây thường làm. Thường xuyên mệt mỏi, chán chường chỉ muốn nằm yên một chỗ, hành động, suy nghĩ đều trở nên chậm chạp đi. 
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì cha mẹ cần lưu ý 2 Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
  • Dễ giận dữ, căng thẳng hoặc khó kiểm soát cảm xúc với những chuyện không đáng. 
  • Hay thờ ơ hoặc dễ xung đột với gia đình và bạn bè. Không thích quây quần bên gia đình, tụ tập giải trí với bạn bè. 
  • Thường cảm thấy thất vọng hoặc tức giận, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ.
  • Nhạy cảm với sự giúp đỡ, an ủi từ những người thân, cảm thấy mình vô giá trị và tự trách mình. 
  • Thường tự trách móc, phê bình thái quá về những hành động không đúng của chính mình.
  • Có cảm giác chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn.

Cần làm gì khi con có dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì?

Nếu bạn nghi ngờ rằng con có dấu hiệu trầm cảm, hãy nhẹ nhàng thảo luận, tâm sự với con, cố gắng lắng nghe và hiểu quan điểm mà con đưa ra. Đồng thời khuyến khích trẻ mở lòng hơn, động viên con quay trở lại với các thói quen yêu thích lúc trước. Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, giao tiếp với bạn bè nhiều hơn. Chăm sóc con tốt hơn, đảm bảo con ăn uống đủ chất đủ bữa, ngủ đủ giấc.

Bên cạnh đó, phụ huynh hãy luôn giữ liên lạc với giáo viên và bạn bè để cập nhật một cách khéo léo những thông tin về hành vi và tiến độ học tập của con ở trường. 

Nếu như tình trạng tệ hơn hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa để được đề xuất các phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì cha mẹ cần lưu ý 3 Hãy làm bạn với con để hạn chế nguy cơ con bị mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Từ những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì mà Long Châu chia sẻ mong rằng các bậc phụ huynh sẽ kịp thời nhận ra căn bệnh này ở con, sớm can thiệp và điều trị. Ngoài ra, hãy luôn thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương để con không phải chịu đựng cảm xúc tiêu cực dẫn đến căn bệnh tâm lý đáng sợ này. 

Xem thêm:

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin