Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị tật thai nhi sẽ chẳng còn đáng sợ nếu mẹ biết được nguyên nhân gây ra bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả ngay trong giai đoạn thai kỳ. Tham khảo ngay 9 nguyên nhân gây dị tật thai nhi phổ biến dưới đây để có cách phòng ngừa phù hợp.
Rất nhiều mẹ bầu hoang mang vì lo sợ con mình sẽ mắc dị tật thai nhi, nhưng lại không biết tình trạng này bắt nguồn từ đâu. Dị tật thai nhi chỉ được giảm thiểu khi mẹ biết rõ được nguyên nhân để phòng tránh kịp thời. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về 9 nguyên nhân gây dị tật thai nhi và cách phòng tránh hiệu quả nhé!
Dị tật thai nhi hay còn được biết đến là tình trạng nhiễm sắc thể hoặc hình thái cơ thể của thai nhi xuất hiện những bất thường. Dị tật thai nhi có thể chẩn đoán được ngay khi mẹ mang thai được 16 tuần. Lúc này, các bác sĩ sẽ can thiệp y tế để khắc phục sớm trước khi sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị tật đã trở nên nghiêm trọng, nó có thể theo trẻ cả cuộc đời hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Nhận biết sớm các nguyên nhân gây dị tật thai nhi là cách để phòng ngừa và can thiệp điều trị tốt nhất.
Rất nhiều nghiên cứu đã được đặt ra để chứng minh những nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi. Cuối cùng, các bác sĩ đã kết luận được những yếu tố nguy cơ sau:
Gen giữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, chỉ cần một nhiễm sắc thể gặp vấn đề cũng có thể khiến thai bị chết lưu, mẹ bị sảy thai, trẻ sinh non hay khi trẻ ra đời sẽ dễ mắc các dị tật bẩm sinh.
Thông thường, gen gặp vấn đề thường xuất phát từ tiền sử mắc bệnh của cha mẹ, thậm chí là người thân trong gia đình. Với những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết, tỷ lệ thiểu năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại càng tăng lên, thậm chí là tử vong.
Nguyên nhân gây dị tật thai nhi có thể do di truyền
Tuổi tác càng cao thì chất lượng của trứng và tinh trùng càng giảm, quá trình phân chia nhiễm sắc thể rất dễ bị mắc lỗi dẫn đến những bất thường về gen di truyền. Khi sinh con trong độ tuổi xế chiều, trẻ có khả năng mắc phải hội chứng Down, Edwards, Patau,...
Theo số liệu thống kê mới nhất, phụ nữ mang thai trên 35 tuổi có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn những người trẻ tuổi khác với tỷ lệ 1:100 và đáng báo động nhất là tỷ lệ 1:30 ở những phụ nữ mang thai trên 45 tuổi.
Ngoài ra, đàn ông trên 40 tuổi sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, thiểu năng, yếu não,... cao hơn gấp 6 lần so với những người cha ở độ tuổi trẻ hơn.
Ăn uống, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có thể là một trong các nguyên nhân gây dị tật thai nhi. Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai, cơ thể người mẹ đòi hỏi chế độ dinh dưỡng rất lớn, thậm chí là gấp đôi bình thường. Các chất dinh dưỡng thiết yếu nhất có thể kể đến là: Canxi, axit folic, folate,... giúp hoàn thiện các tế bào bên trong cơ thể trẻ.
Mẹ bị ốm nghén không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, do thói quen sống không tốt hoặc dư thừa một lượng lớn vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ phôi thai phát triển bất thường.
Mẹ bầu khi mang thai thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các hóa chất độc hại như: Khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, các chất phóng xạ,... thì thai nhi dễ bị ảnh hưởng và gia tăng nguy cơ dị tật. Vì vậy, trong quá trình mang thai, chị em nên tránh xa các khu vực có chất thải nguy hiểm, lò luyện kim, luyện gang, thép hay khu vực hầm, mỏ, hồ điện quang,...
Những căn bệnh truyền nhiễm như: Giang mai, rubella, herpes,... là nguyên nhân trực tiếp gây dị tật thai nhi. Nếu bệnh lý này xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên, trẻ chắc chắn sẽ mắc dị tật tim bẩm sinh. Ngoài ra, các khiếm khuyết của trẻ cũng có liên quan mật thiết đến tiểu đường thai kỳ, lupus ban đỏ.
Việc mẹ bầu dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần đến sự cho phép của bác sĩ vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ nếu đang trong thời kỳ dùng thuốc để khắc phục bệnh tim mạch, chống lại ung thư hay thuốc hỗ trợ thần kinh… thì không nên thụ thai lúc này. Tác dụng phụ của thuốc dễ gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến chất lượng trứng cũng như quá trình rụng trứng. Từ đó, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật. Mẹ cần nắm rõ những loại thuốc gây dị tật thai nhi và cần cẩn trọng khi dùng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Mẹ dùng nhiều thuốc không có hướng dẫn của bác sĩ có thể là nguyên nhân gây dị tật thai nhi
Theo các chuyên gia y tế, do tia X có nguồn bức xạ cao nên có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng. Vì vậy, nếu nhiều mẹ không phát hiện ra bản thân mang thai mà đi chiếu chụp X-quang nên dẫn đến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Tâm trạng của mẹ bầu liên quan mật thiết đến sức khỏe của trẻ. Mẹ bầu vui vẻ, hạnh phúc thì thai kỳ khỏe mạnh, bé thông minh. Mẹ bầu căng thẳng, stress thường xuyên thì các hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận trong cơ thể sẽ cản trở việc hòa hợp trong lớp tế bào phôi mô của bào thai. Điều này dẫn đến trẻ bị sinh non, sứt môi, hở hàm ếch, thậm chí là sảy thai.
Thu nhập thấp là một nguyên nhân gián tiếp gây ra các bất thường ở thai nhi. Theo thống kê, tỷ lệ dị tật thai nhi thường cao hơn ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, bị hạn chế nhiều về tài nguyên. Các nước này chiếm đến 94% những bất thường bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi.
Thu nhập thấp sẽ ngăn cản mẹ bầu tiếp cận với nguồn thực phẩm dinh dưỡng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đồng thời, môi trường sống không sạch sẽ, nhiều muỗi, côn trùng,... cũng sẽ gây dị tật thai nhi.
Tỷ lệ dị tật thai nhi ở các nước kém phát triển là rất cao do điều kiện sống thấp
Nguyên nhân gây dị tật thai nhi là rất đa dạng. Để kiểm soát tình trạng này, cách tốt nhất là khám thai thường xuyên để bác sĩ có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.