Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Dị ứng/
  4. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

07/04/2023

Bác sĩPhan Thị Mỹ Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học Dự phòng tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", mong muốn mang đến nhiều thông tin kiến thức y khoa để mọi người được nâng cao sức khỏe và chủ động phòng bệnh.

Xem thêm thông tin

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, biểu hiện bằng viêm cấp hoặc mạn tính các mô khác nhau của cơ thể. Đây không phải là một bệnh da phổ biến, nhưng nó gây ra mối lo âu lớn cho người bệnh vì vị trí ảnh hưởng nhiều nhất là ở mặt. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu thêm về bệnh lupus ban đỏ và cách điều trị căn bệnh này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ là một nhóm các rối loạn tương đối lành tính, thuần khiết chỉ khu trú ở da, nhưng có thể gây tổn thương nặng và tiến triển đến các cơ quan khác như thận. Đặc điểm mô bệnh học của da chung cho tất cả các thể lupus ban đỏ là phản ứng mô dạng liken. Thuật ngữ phản ứng mô dạng liken được sử dụng khi có sự biến đổi hệ không bào của các tế bào đáy ở biểu bì, và thâm nhiễm bạch cầu lympho ở bên dưới. Kiểu này cũng gặp trong bệnh liken phẳng, các phản ứng thuốc dạng liken và do đó, không có giá trị chẩn đoán lupus ban đỏ.

Ngày nay người ta chia lupus ban đỏ thành các thể chính:

  • Lupus ban đỏ hình đĩa kinh điển: Là một rối loạn da mạn tính, đơn thuần được đặc trưng bởi sự nhảy cảm với ánh sáng dẫn đến hình thành các mảng da đỏ ở các khu vực tiếp xúc với ánh sáng mà khi lành sẽ tạo sẹo.
  • Lupus ban đỏ ở da bán cấp: Biến thể này của bệnh lupus ban đỏ là một thể nằm giữa lupus ban đỏ dạng đĩa đơn thuần ở da đã được mô tả ở trên và lupus ban đỏ hệ thống.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Triệu chứng lupus ban đỏ

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính

Lupus ban đỏ dạng đĩa mạn tính thường bắt đầu trong các tháng mùa hè nắng nóng với biểu hiện là mảng thương tổn đỏ, sưng, nổi gồ, tạo vảy ở mặt.

Các vẩy này dính rất chặt vào lớp biểu bì ở dưới và ăn vào các nang lông, tạo ra một dấu hiệu gọi là dấu hiệu đinh bấm thảm. Điều này có nghĩa là khi một vảy bong ra khỏi mảng, sẽ có sức căng rõ ở mặt dưới xuất phát từ khe hở nang lông tuyến bã nhờn nằm ở dưới. Ở đầu, các mảng này kèm với các khu vực rụng tóc vĩnh viễn, vì chân tóc bị phá hủy.

Lupus ban đỏ ở da bán cấp

Người bệnh nhạy cảm với ánh nắng, có các thương tổn dát đỏ và có các mảng thương tổn đỏ ở vùng bị phơi nhiễm, nhưng có cả ở vùng da kín. Hay gặp ở phần thân trên với các thương tổn lan tỏa và rải rác tồn tại dai dẳng cả năm. Vảy và sẹo không thường gặp.

Lupus ban đỏ hệ thống

Ban của lupus ban đỏ hệ thống kinh điển là ban đỏ dạng đát ở trên mặt. Khu vực má và mũi bị ảnh hưởng nặng nhất tạo hình cánh bướm, ban đỏ có thể lan tỏa rộng và toàn phát trên cả mặt. Ban có thể do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra. Lòng bàn tay có thể có ban đỏ lan tỏa, không giống như ban đỏ nhìn thấy ở bệnh nhân bị bệnh gan, và mu bàn tay có thể có ban lan tỏa, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Rụng tóc loang lổ và lan tỏa là một đặc điểm hay gặp, nhưng không tạo sẹo, không gây tổn thương vĩnh viễn hành tóc, tóc sẽ mọc lại bình thường sau khi điều trị có kết quả.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân lupus ban đỏ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lupus ban đỏ

Không rõ lý do chính xác của bất thường về miễn dịch trong lupus ban đỏ.

Yếu tố bẩm sinh (di truyền)

Yếu tố di truyền càng rõ ở trẻ sơ sinh cùng trứng, chiếm tỷ lệ 63% trong khi ở trẻ sơ sinh khác trứng tỷ lệ mắc là 10%.

Yếu tố mắc phải

Virus;

Thuốc: Các thuốc điều trị lao (INH, Rifampicin), hạ áp (Hydralazin, Procainamid), chống co giật (Phenintoin…), thuốc chống thụ thai… là những nguyên nhân gây lupus ban đỏ;

Hormone giới tính: Gặp ở nữ nhiều hơn nam (8 – 9/1), tần suất cao ở lứa tuổi sinh đẻ. Quá trình thai nghén ảnh hưởng rõ ràng tới bệnh, đặc biệt là 03 tháng cuối thời kỳ mang thai;

Tia cực tím.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh lupus ban đỏ

Cách phân biệt lupus ban đỏ và hồng ban nút?

Lupus ban đỏ và hồng ban nút là hai bệnh lý da liễu khác nhau với nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện lâm sàng như:

  • Lupus ban đỏ: Ban hình cánh bướm có thể phẳng hoặc gồ lên mặt da, lan tỏa ra hai bên gò má. Ban hình đĩa của loại lupus ban dạng đĩa đa số hình tròn, nổi gờ lên mặt da và có lõm ở giữa.
  • Hồng ban nút: Ban màu đỏ, hình dạng u cục, sần cứng, hình tròn hoặc có thể hơi oval. Các nốt ban u cục có thể sờ thấy ở dưới da, ít di động, xung quanh sưng nề. Khi mới xuất hiện có màu đỏ và chuyển dần thành màu tím.

Nếu bạn gặp các triệu chứng nghi ngờ lupus ban đỏ hoặc hồng ban nút, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất.

Xem thêm thông tin: Phân biệt lupus ban đỏ và hồng ban nút

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Bệnh lupus ban đỏ uống thuốc gì?

Lupus ban đỏ có ngứa không?

Chế độ ăn cho người bị lupus ban đỏ nhẹ như thế nào?