Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người liệt trái ớt vào danh sách những thực phẩm gây mụn. Nhưng đây có phải là lời cáo buộc đúng với loại quả có vị cay nồng quyến rũ này? Cùng giải mã sự thật trong bài viết sau nhé.
Mặc dù ớt có vị cay nồng nhưng không thể phủ nhận sức quyến rũ của nó với vị giác chúng ta. Đặc biệt trong những ngày thời tiết se lạnh, thưởng thức một nồi lẩu thái nóng hổi với nước súp chua cay, chắc chắn sẽ khiến nhiều con tim ‘quên cả lối về’ với vị ngon đậm đà của nó. Tuy nhiên, bạn có sợ bị nổi mụn khi ăn ớt? Đây quả là điều làm cho nhiều người, đặc biệt là phái đẹp cân nhắc khi vừa muốn ăn cay nhưng lại sợ lên mụn! Vậy thì chúng ta hãy cùng xem ớt có phải là thủ phạm khiến da dễ nổi mụn hơn không nhé.
Để tỏ tường vấn đề này, chúng ta cần hiểu vì sao làn da lại nổi mụn.
Lỗ chân lông trên bề mặt da có tác dụng đào thải mồ hôi, bã nhờn, độc tố. Nhưng theo thời gian, do không được vệ sinh sạch sẽ, bụi bẩn, cặn trang điểm, bã nhờn, tế bào chết sẽ đọng lại trong lỗ chân lông. Lúc này, vi khuẩn gây mụn (Cutibacterium acnes) có cơ hội phát triển và biến lại da của chúng ta trở nên viêm nhiễm. Hình thành những nốt mụn sưng đỏ, bọc mủ.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trên chuyên san da liễu Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology cho biết, mụn thực chất là một bệnh về da hình thành từ viêm nhiễm. những món ăn khiến cơ thể tạo phản ứng viêm cũng vì vậy khiến làn da dễ nổi mụn hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp các món cay với nguyên liệu từ ớt, ớt có tác dụng kháng viêm, nhờ có chứa các hoạt chất Capsaicinoid. Vì vậy, ăn ớt không thật sự gây mụn!
Nếu ớt không phải là nguyên nhân gây mụn thì nguyên nhân nào dẫn đến ăn món cay lại bị mụn? Lý do có thể xuất phát từ các món cay thường cũng được chế biến khá mặn.
Điển hình như các món lẩu thái, mì ăn liền tôm chua cay, snack cay… đều có hàm lượng muối rất cao. Mà muối là một tác nhân gây mụn. Chính vì vậy, đôi khi, bạn bị nổi mụn sau khi ăn cay không vì ớt, mà là vì một thủ phạm khác chính là muối, bạn đã nạp chúng quá nhiều vào cơ thể.
Một lý do khác khiến bạn có thể bị nổi mụn khi ăn cay chính là lycopene. Đây là một loại sắc tố thực vật có tính axit, cả ớt cũng như cà chua đều có. Khi lycopene tiếp xúc với da, nó có thể làm thay đổi độ pH của làn da. Từ đó khiến da bị dị ứng và gây mụn quanh miệng. Tất nhiên, không phải ai cũng có phản ứng này, vì nó phụ thuộc vào cơ địa dị ứng của mỗi người.
Dù đã minh oan cho việc ăn ớt cay không phải là nguyên nhân chính gây mụn nhưng cũng không thể phủ nhận ăn cay nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn. Dễ thấy nhất là khi bạn ăn cay, da mặt có xu hướng đỏ ửng lên, thậm chí hình thành bệnh đỏ mặt (rosacea).
Bác sĩ da liễu Rachel Nazarian, ngụ tại New York, cho biết: “Ớt không gây phản ứng ở tất cả mọi người. Nhưng với một số người có cơ địa nhạy cảm với ớt, sẽ gặp phản ứng này. Căn bản, món ăn nhiều ớt sẽ khiến các mao mạch trên mặt bạn nở ra. Điều này khiến làn da ửng đỏ. Nếu ăn ớt thường xuyên ở mức độ quá cay, thì các mao mạch này thậm chí có thể bị nứt vỡ ra”.
Bác sĩ Nazarian cho biết thêm, không chỉ món ăn cay gây nên tình trạng đỏ mặt này. Kể cả cồn, caffeine, và thậm chí nhiệt độ nóng cũng có thể tạo ra triệu chứng tương tự.
Nếu bạn là một tín đồ của các món ăn cay thì đây có thể là một tin vui cho bạn. Các nhà khoa học khuyên rằng bạn hoàn toàn có thể ăn cay nhưng nhớ là chỉ ăn một ít thôi nhé. Việc ăn cay điều độ, không quá cay, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số lợi ích mà ớt có thể mang lại:
Quá trình trao đổi chất thường chậm lại khi bạn ít hoạt động, khi có thể lão hóa và có thói quen ăn uống không lành mạnh. Ớt sẽ góp phần thúc đẩy diễn tiến của quá trình này với một hợp chất được gọi là capsaicin
Vị cay nồng nàn của ớt quả là khó có thể bị vị nào khác soán ngôi. Ngay cả với vị ngọt ‘thần thánh’ cũng dễ dàng bị ớt xóa sổ. Bạn sẽ không còn bị cơn thèm ngọt quấy nhiễu sau khi ăn một món gì đó cay cay, the the. Món ăn cay, hoặc thể lạnh đều có khả năng kiểm soát sự thèm ăn của ban. Từ đó giúp bạn kiểm soát cân nặng tự nhiên.
Đây có thể là một thông tin bất ngờ với nhiều người. Nhưng quả thực hoạt chất capsaicin trong ớt có khả năng kiềm axit bao tử. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng ớt cay có thể chống lại bệnh loét dạ dày.
Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh viêm loét đại tràng (IBD), hội chứng ruột kích thích hay chứng khó tiêu dyspepsia, thì bạn nên hạn chế ăn cay. Đây là kết luận của bác sỹ Edwin McDonald từ trường đại học UChicago tại Mỹ. Vì vị cay của ớt không hề tốt đối với bệnh của bạn.
Trần Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...