Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Góc giải đáp: Uống cà phê có nổi mụn không?

Ngày 17/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cà phê là thức uống được nhiều người yêu thích và uống thường xuyên. Tuy nhiên một số người lo lắng liệu uống cà phê có nổi mụn không? Để biết thêm về mối quan hệ giữa cà phê và nổi mụn, nóng trong, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Ngoài câu hỏi uống cà phê có tác dụng gì thì mọi người còn rất quan tâm đến việc liệu uống cà phê có nổi mụn không? Điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như loại cà phê, cách pha chế cà phê, thành phần có trong cà phê, lượng đường, sữa,... Chính vì vậy bạn cần nắm rõ thông tin về loại cà phê mình đang dùng để biết được uống cà phê có nóng không.

Uống cà phê có nổi mụn không?

Chia sẻ về thắc mắc uống cà phê có nổi mụn không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu bạn uống quá nhiều cà phê trong thời gian dài, nguy cơ da nổi mụn, thậm chí bùng phát mụn số lượng nhiều là rất lớn. Vậy uống cà phê có nóng không? Cà phê không gây nóng trong người nhưng có thể gây nổi mụn vì một số thành phần tăng kích ứng da như:

Cafein

Một trong những hoạt chất được tìm thấy nhiều nhất trong cà phê là cafein. Phân tích cho thấy, lượng cafein trong cà phê rất lớn và khi dùng đúng cách có thể giúp bạn tỉnh táo hơn khi làm việc, tăng sự tập trung. Tuy nhiên, nạp quá nhiều cafein cùng lúc có thể dẫn đến triệu chứng “say cà phê” và làm cơ thể mệt mỏi, mất thăng bằng. 

Góc giải đáp: Uống cà phê có nổi mụn không? 1
Uống cà phê có nổi mụn không? Cafein có trong cà phê có thể gây nổi mụn

Đối với người có làn da dễ nổi mụn, da nhạy cảm hoặc đang có mụn, việc căng thẳng do uống nhiều cà phê có thể khiến da thêm tệ đi đấy. Hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể được kích thích bởi cafein khiến da đổ dầu nhiều hơn, dễ bị tích tụ dầu nhờn và nổi mụn.

Uống cà phê có nổi mụn không? Khi uống cà phê vào buổi tối hoặc lúc gần đi ngủ, cà phê có thể làm bạn mất ngủ và gây mất cân bằng, dễ stress, mệt mỏi,... vào sáng hôm sau, làn da cũng vì vậy mà nhạy cảm, dễ tổn thương, nổi mụn trứng cá nhiều hơn.

Sữa

Đối với những thức uống như cà phê sữa, cà phê latte, cà phê capuchino,... thì sữa là thành phần không thể thiếu. Việc uống nhiều cà phê, nạp nhiều cafein gây nổi mụn, vậy uống cà phê có sữa nó nổi mụn không? Sữa có liên quan đến việc da nổi mụn nhiều hay không?

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc nổi mụn nhiều và nghiêm trọng ở độ tuổi thanh thiếu niên một phần là do lượng sữa họ tiêu thụ quá nhiều. Người thường xuyên uống sữa cũng có nguy cơ nổi nhiều mụn trứng cá hơn so với người không uống.

Một loại hormone có trong sữa đóng vai trò như một chất kích thích làn da tiết nhiều bã nhờn hơn, dễ dẫn đến mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn viêm,... Các nhà khoa học cũng cho biết, sữa ít béo thậm chí còn làm mụn nghiêm trọng hơn so với sữa nguyên kem thông thường.

Đường

Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong nhiều loại cà phê và có rất nhiều tác hại đối với làn da. Uống cà phê có nổi mụn không? Uống cà phê có thêm nhiều đường là nguyên nhân khiến bạn trị mụn mãi nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Đường khiến cơ thể sản sinh nhiều hơn insulin để ổn định đường huyết, từ đó kích thích sự phát triển của mụn trứng cá trên da. Không chỉ gây mụn mà uống cà phê nhiều đường còn tăng nguy cơ bệnh tiểu đường, lão hóa nhanh, thừa cân, béo phì,...

Uống cà phê nổi mụn nên xử lý như thế nào?

Như vậy, câu hỏi uống cà phê có nổi mụn không đã vừa được Nhà thuốc Long Châu giải đáp. Cà phê có sữa, có đường hoặc cà phê nguyên chất đều có thể trở thành nguyên nhân làm da bạn bị mụn nhiều hơn và khó trị hơn. Vậy nếu uống cà phê bị nổi mụn nên làm gì? Bạn có thể áp dụng một số cách trị mụn và làm dịu da tại nhà dưới đây.

Bôi kem trị mụn: Ngay khi nhận thấy những nốt mụn mới nổi trên da, bạn hãy vệ sinh da thật sạch rồi bôi kem trị mụn đặc trị nhằm giúp giảm vi khuẩn, tránh cho mụn lây lan rộng hơn, đồng thời giúp mụn nhanh khô cồi và lành lại. 

Góc giải đáp: Uống cà phê có nổi mụn không? 2
Nên bôi kem trị mụn để mụn nhanh lành và giảm sưng đỏ

Trị mụn bằng nha đam: Nha đam làm mát da, cấp ẩm tốt và cân bằng dầu thừa nên có thể trị được mụn. Mỗi tuần 2 - 3 lần bạn dùng nha đam xay nhuyễn với ít mật ong và bôi lên da sẽ thấy mụn nhanh khỏi hơn.

Trị mụn bằng mật ong: Nếu da nổi mụn viêm do uống cà phê bạn có thể lấy một ít mật ong bôi lên trên nốt mụn và để qua đêm, sáng hôm sau nốt mụn sẽ giảm sưng đỏ và nhanh lành hơn đấy.

Để giảm mụn do uống cà phê lâu dài, bạn tốt nhất nên giảm dần lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày, cắt giảm đường, sữa trong cà phê và tốt nhất hãy chuyển sang uống các thức uống lành mạnh khác như trà xanh, nước trái cây,...

Lưu ý khi uống cà phê để tránh nổi mụn

Muốn giảm mụn, hạn chế nổi mụn khi uống cà phê bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như sau:

  • Khi thưởng thức cà phê bạn không nên cho thêm đường tinh luyện vì đây là thành phần khiến da yếu hơn, nổi mụn nhiều và xỉn màu, kém sức sống. Thay vào đó bạn có thể dùng chất tạo ngọt tự nhiên stevia.
  • Không nên uống cà phê vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ để giảm thiểu nguy cơ mất ngủ do uống cà phê.
  • Nên uống cà phê với lượng vừa phải, không nên dùng quá 100ml mỗi lần và 3 lần/tuần.
  • Nếu có thói quen uống cà phê với bánh ngọt, bạn nên cắt giảm dần vì lượng đường trong các món này đều khá cao, không tốt cho sức khỏe và dễ làm bạn nổi mụn.
  • Nếu có thể, bạn nên chuyển sang uống loại cà phê không chứa cafein sẽ tốt cho làn da hơn. Loại cà phê này vẫn giữ nguyên hương vị nhưng được cắt giảm cafein nên tránh kích thích da nổi mụn.
  • Luôn uống nhiều nước và không dùng cà phê để thay thế nước lọc. 
Góc giải đáp: Uống cà phê có nổi mụn không? 3
Để tránh nổi mụn bạn nên giảm lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày

Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi "Uống cà phê có nổi mụn không?''. Nếu uống cà phê và thấy có dấu hiệu chóng mặt, cồn cào bụng, hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi,... bạn nên đến gặp bác sĩ và tránh uống cà phê.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cà phêmụn