Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn hải sản uống nước cam có được không? Thực phẩm nên tránh dùng với cam?

Ngày 18/11/2022
Kích thước chữ

Nhiều người nghĩ rằng nước cam rất bổ dưỡng nên có thể uống bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và gây hại cho cơ thể. Vậy ăn hải sản uống nước cam có được không? Hãy tham khảo bài viết dưới để giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé.

Hải sản là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc kết hợp nước uống khi ăn hải sản rất quan trọng. Vì có một số loại nước kỵ với hải sản, nếu sử dụng cùng lúc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, ngoài tìm hiểu về nước cam có tác dụng gì thì nhiều người thắc mắc ăn hải sản uống nước cam được không?

Ăn hải sản uống nước cam, có nên không?

Hầu hết chúng ta nghĩ nước cam là một loại nước uống bổ dưỡng vậy nên việc ăn hải sản kết hợp với uống nước cam rất tốt cho cơ thể và không có vấn đề gì. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nước cam và hải sản là hai loại thực phẩm kỵ nhau và không nên ăn chung. Nếu sử dụng chung có thể gây ra dị ứng hoặc ngộ độc. 

Các loại hải sản như tôm, cua, mực,... có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hải sản cũng chứa một lượng lớn asen pentavenlent. Nếu bạn ăn hải sản và uống nước cam, asen pentavene chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín), gây ngộ độc và biến chứng nguy hiểm. 

Ngoài ra việc kết hợp nước cam với hải sản còn khiến cơ thể khó hấp thụ protein, kẽm, canxi,... Vì vậy bạn không nên ăn hải sản uống nước cam.

Ăn hải sản uống nước cam có được không? Thực phẩm nên tránh dùng với cam? 1 Ăn hải sản uống nước cam có thể tạo ra asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc

Một số thực phẩm không nên dùng chung với nước cam

Không uống nước cam và sữa

Protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam, không chỉ cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy,… Do đó, không nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn/uống cam. 

Không uống nước cam khi ăn củ cải

Khi ăn/uống cam với củ cải, chất flavonoid trong cam sẽ bị phân hủy trong đường ruột và chuyển hóa thành axit hydroxy và axit ferulic. Hai loại chất này có thể làm tăng tác dụng ức chế tuyến giáp của axit thioxanoic và dễ gây bướu cổ.

Không uống nước cam khi đang dùng kháng sinh

Nhiều người có thói quen uống nước cam khi bị ốm để bổ sung vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là quan điểm sai lầm nếu uống nước cam khi đang dùng thuốc kháng sinh. Nước cam chứa nhiều axit do đó có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh. Và ngay khi mất đi cấu trúc hóa học đặc hiệu, kháng sinh không còn hiệu quả diệt khuẩn nên bệnh kéo dài. Cam cũng chứa một chất tương tự như narigin, cản trở việc kích hoạt các enzym vận chuyển thuốc. Vì vậy, cơ thể khó hấp thụ hết thuốc, khiến bệnh lâu khỏi. Ngoài thuốc kháng sinh, bạn cũng nên tránh uống nước cam khi đang dùng thuốc huyết áp, thuốc dị ứng, thuốc loét dạ dày. Bạn có thể uống nước cam sau khi ngừng uống thuốc kháng sinh.

Không uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày

Cam chứa nhiều axit nên người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng không nên uống nước cam. Các axit và chất hữu cơ trong cam khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao hơn bình thường, làm tăng tiết dịch nhầy, ợ nóng và viêm loét dạ dày nặng hơn.

Không ăn hoặc uống nước cam sau khi ăn no

Sau khi ăn xong, dạ dày của bạn phải hoạt động nhiều để tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước cam trong thời gian này sẽ gây căng thẳng hơn cho chức năng dạ dày và gây đau bụng. Cam cũng chứa hàm lượng đường cao nên uống ngay sau bữa ăn khiến đường lên men gây khó tiêu. Bạn nên uống nước cam sau khi ăn 1-2 tiếng.

Ăn hải sản uống nước cam có được không? Thực phẩm nên tránh dùng với cam? 2 Không nên uống nước cam sau khi ăn no vì gây áp lực cho da dày gây đau bụng

Không ăn cam trước khi đánh răng  

Axit trong nước cam bám trên bề mặt men răng và có thể làm hỏng men răng dưới tác động của việc đánh răng. Nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng, bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại bỏ axit tích tụ trên răng và ngăn ngừa axit ăn mòn men răng.

Một số loại nước uống nên tránh khi ăn hải sản

Ngoài nước cam không nên uống khi ăn hải sản thì có một số loại nước uống cũng nên tránh khi ăn hải sản như:

  • Không nên uống trà khi ăn hải sản: Có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,… 
  • Không uống nước ép trái cây khi ăn hải sản: Cũng giống như cam, nước ép trái cây thường chứa nhiều vitamin C. Khi kết hợp với việc hải sản sẽ chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc. 
  • Ăn hải sản không nên uống nước dừa: Vì nước dừa có tính hàn nên khi kết hợp với hải sản có thể gây cảm lạnh, khó chịu, đầy hơi và khó tiêu. Đặc biệt với những người bụng yếu.
  • Không uống sữa khi ăn hải sản: Hải sản có vị tanh, trong khi sữa có vị ngọt. Khi kết hợp với nhau có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây buồn nôn, chóng mặt và chán ăn.
Ăn hải sản uống nước cam có được không? Thực phẩm nên tránh dùng với cam? 3 Ngoài nước cam không nên uống khi ăn hải sản thì có một số loại nước uống trên cũng nên tránh khi ăn hải sản

Nên uống nước cam bao nhiêu một ngày?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và tần suất sử dụng.

  • Đối với nam giới (19 tuổi trở lên) cần bổ sung 90mg vitamin C mỗi ngày. Trong khi phụ nữ cần 75mg vitamin C mỗi ngày.
  • Đối với phụ nữ mang thai thì lượng vitamin C cần thiết là 80mg/ngày và con số này tăng lên 120mg/ngày khi bắt đầu cho con bú. 
  • Đối với trẻ nhỏ chỉ nên ăn nửa quả cam mỗi ngày, dù trẻ rất muốn ăn cũng không nên ăn nhiều vì có thể bị dị ứng.
  • Đối với những người hút thuốc, hãy cân nhắc bổ sung thêm 35mg vitamin C để giúp cơ thể bù đắp khi các gốc tự do gia tăng do tác hại của hút thuốc.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết ăn hải sản uống nước cam không tốt cho sức khỏe thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng. Do đó, hãy ăn uống đúng cách để bảo vệ sức khoẻ nhé. 

Xem thêm:

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin