Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nho là một loại trái cây quen thuộc được mọi lứa tuổi ưa chuộng bởi hương vị thơm mát và cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất… cần thiết cho cơ thể. Chính vì điều này khiến nhiều chị em khi áp dụng thực đơn giảm cân lo lắng ăn nho có bị mập không? Ăn nho có béo không?
Nhiều người quan niệm rằng ăn nho sẽ bị mập bởi nho có vị ngọt. Thực hư chuyện này như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Đồng thời cùng tìm câu trả lời cho vấn đề ăn nho có béo không.
Nho là loại quả có hương vị tuyệt vời và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dựa vào màu sắc, quả nho được chia thành 3 loại chính là nho xanh, nho đỏ và nho đen. Mỗi trái nho đều có phần thịt mọng nước nằm bên trong lớp vỏ mịn màng. Có giống nho có hạt ăn được, có giống lại không có hạt.
Trước khi tìm hiểu về những lợi ích sức khỏe mà nho mang lại, cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram nho (khoảng 12 trái nho), bao gồm:
Như vậy, trong trái nho chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là rất giàu vitamin C và vitamin K rất có lợi cho sức khỏe. Vậy ăn nho mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Nho được đánh giá là loại trái cây sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong đó, phải kể đến như:
Trong nho có chứa hàm lượng oxy hóa cao, tập chung chủ yếu ở vỏ và hạt. Trên thực tế, các nhà khoa học về dinh dưỡng đã định danh được hơn 16000 hợp chất thực vật có lợi trong loại quả này. Nhờ đó, giúp cơ thể chống lại các phân tử có hại gây ra ứng kích oxy hóa và sửa chữa những tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Từ đó, giúp cơ thể ngăn ngừa được một số bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư và các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Resveratrol được tìm thấy trong trái nho đã được chứng minh là tác dụng bảo vệ cơ thể, chống ung thư bằng cách giảm viêm. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể. Theo một nghiên cứu ở nhóm người trên 50 tuổi, việc ăn khoảng 450 gram nho mỗi ngày trong vòng 2 tuần sẽ làm giảm các dấu hiệu nguy cơ của ung thư đại trực tràng.
Hàm lượng chất kali có trong nho rất cần thiết trong việc duy trì huyết áp ổn định. Bởi nếu cơ thể không nạp đủ kali có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch và thậm chí là đột quỵ. Ngoài ra, các chất có trong trái nho cũng giúp ngăn chặn tăng mỡ máu bằng cách giảm hấp thụ cholesterol xấu. Do đó, ăn nho với lượng vừa phải sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các hợp chất nguồn gốc thực vật có trong nho có thể bảo vệ mắt tránh khỏi một số bệnh lý. Trong một nghiên cứu cho thấy, resveratrol có trong nho được phát hiện có khả năng bảo vệ võng mạc mắt trước tia cực tím. Từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh về mắt liên quan đến tiểu đường. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong nho như lutein và zeaxanthin sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi hư hại từ các ánh sáng xanh.
Các nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy resveratrol cũng giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, học hỏi và tâm trạng. Đồng thời cũng thấy có dấu hiệu tăng trưởng não và tăng tuần hoàn máu não. Từ đó khẳng định, ăn nho giúp bổ trợ sức khỏe não bộ, tăng cường tập trung và cải thiện trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer.
Các thành phần có trong nho giúp tăng cường sức khỏe não bộ
Trái nho có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho xương như canxi, kali, magie, phốt pho, mangan và vitamin K. Do đó, ăn nho sẽ giúp cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và chống lại bệnh loãng xương ở người cao tuổi.
Trong trái nho có chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại virus như virus cúm, virus herpes, thủy đậu. Ngoài ra, resveratrol có trong nho có đặc tính kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm có hại như E. Coli, candida albicans, campylobacter.
Resveratrol có trong nho giúp kích thích một loại protein có liên quan đến tuổi thọ, được gọi là sirtuins. Loại protein này có tác dụng điều chỉnh quá trình tế bào như lão hóa hoặc chết tế bào bằng cách stress oxy hóa, tăng cường khả năng chống lại căng thẳng và cải thiện các phản ứng viêm. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ thực hiện trên động vật.
Chế độ ăn tăng cường chất xơ và giàu vitamin là điều cần thiết để chữa táo bón. Chất xơ và vitamin có trong trái nho có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của táo bón nhờ vào việc giảm thời gian chất thải di chuyển qua ruột kết, tăng nhu động ruột và tăng trọng lượng chất thải hàng ngày. Trong trái nho còn chứa đến 81% thành phần nước, giúp cơ thể hydrat hóa và dễ đào thải chất thải ra ngoài.
Như vậy, nho vừa là loại trái cây rất dễ ăn, vừa mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy ăn nho có béo không?
Như đã nói ở trên, nho là loại trái cây rất được yêu thích và chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên thường có trong thực đơn hàng ngày của nhiều người. Vậy ăn nho có béo không? Câu trả lời là không. Bởi nho là loại quả thuộc nhóm trái cây có lượng calo ở ngưỡng trung bình - thấp, với hàm lượng 69 kcal/100 gram. Do đó, bạn có thể yên tâm ăn nho mà không lo sợ tăng cân.
Mặc dù ăn nho không gây béo nhưng liệu rằng ăn nho có giảm cân không? Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy nho rất giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bởi thành phần dinh dưỡng của nho bao gồm protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ trong nho khá thấp so với các thực phẩm khác nên đây là điểm trừ trong chế độ giảm cân, giữ dáng.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu đã chứng minh các hợp chất tanin, lecithin, proanthocyanidin… có trong vỏ và hạt nho có tác dụng làm tăng nồng độ hormone GLP-1, giảm cảm giác thèm ăn, ngăn chặn sự phát triển các tế bào mỡ và đào thải chúng ra ngoài, hỗ trợ quá trình giảm cân. Vì thế, nên ăn cả phần vỏ và hạt nếu bạn có ý định giảm cân.
Trên đây là những thông tin về thành phần dinh dưỡng và những lợi ích sức khỏe mà trái nho mang lại. Nho có thể được chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau như nho khô, salad nho, mứt nho, rượu vang… và được nhiều người yêu thích. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc ăn nho có béo không.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.