Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiết canh động vật, gia cầm được cho là loại thực phẩm bổ dưỡng vừa mát, vừa có tác dụng bổ máu. Tuy nhiên, rất nhiều người truyền tai nhau rằng ăn tiết canh bị sán. Tin đồn này có đúng hay không?
Người dân Việt Nam từ xưa đến nay, đặc biệt là trong các ngày lễ, tết, giỗ, bao giờ cũng có món tiết canh trong mâm cỗ cổ truyền. Không những vậy, ăn tiết canh vào mùng 1 hàng tháng còn được coi là điềm báo sự may mắn, sung túc. Tuy nhiên, ẩn sau món ăn tưởng chừng như vô hại này lại chính là mầm mống gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy ăn tiết canh bị sán có thật không?
Trước khi tìm hiểu về tác hại của tiết canh, cùng tìm hiểu về cách chế biến của loại thực phẩm này. Tiết canh trên thực tế là máu sống của các loại động vật, gia cầm như: Lợn, gà, bò, vịt,... ngay sau khi giết, mổ. Ở những hàng quán lớn, người bán còn trộn lẫn những loại tiết của nhiều loài vật này với nhau, rồi trộn lẫn với nhiều nội tạng như: Cuống họng lợn, đầu, cổ, cánh,... được vệ sinh, chế biến một cách sơ sài.
Như vậy, không thể tránh được tình trạng loại thực phẩm này có chứa sán, vi khuẩn, virus, có khả năng gây bệnh cho cơ thể con người. Điều này còn chưa kể đến lông, phân, bụi bẩn trên người động vật, gia cầm rơi vào máu sau khi bị giết mổ,...
Ăn tiết canh bị sán là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc giết mổ lợn tràn lan có thể khiến người bệnh tiêu thụ nhầm những con lợn mắc bệnh sán dây, hoặc thịt lợn mắc sán gạo. Sán dây rất khó để tiêu diệt, đặc biệt là khi tiết canh không được nấu chín.
Nói thêm về thói quen ăn tiết canh cùng với cuống họng lợn của người Việt Nam. Trên cơ thể của con lợn, cuống họng là nơi trú ngụ của nhiều loại sán nhất. Việc băm nhỏ cuống họng lợn, trộn cùng tiết canh khiến kết cấu món ăn thêm giòn, ngon nhưng lại vô tình tiếp tay cho giun, sán đi vào cơ thể con người dễ dàng hơn.
Nếu tiêu thụ tiết canh gà, vịt, ngan,... bạn rất có khả năng nhiễm sán máng, sán dây, giun tròn, giun xoắn,... Hơn nữa, còn phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như: Cúm gà A/H5N1, A/H6N1,... Tính đến nay, đã có hàng ngàn người không qua khỏi chỉ vì đam mê món ăn tiết canh làm từ máu sống này.
Sán có rất nhiều loại khác nhau, đi vào cơ thể và trú ngụ ở nhiều bộ phận khác nhau nên rất khó để xác định. Bộ Y tế đã thống kê được 2 thể bệnh có liên quan đến sán mà ăn tiết canh có thể mắc phải là:
Ấu trùng sán lợn chủ yếu có trong các bó cơ nạc. Khi đi vào cơ thể con người, sán mới bắt đầu phát triển ở giai đoạn trứng. Sau khi ăn tiết canh, ấu trùng sẽ đi đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt,... Nếu nang sán nằm trong cơ vân, vị trí này sẽ nổi lên các u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 10 - 20mm hoặc bằng hạt đỗ hoặc hạt lạc. U có thể chuyển động linh hoạt, không gây ngứa hoặc gây đau.
Nang sán nằm trong não là tình trạng nguy hiểm nhất của thể bệnh này, do nó có thể tạo thành các u não. Điều đặc biệt là nang sán sẽ tụ lại thành một điểm. Kích thước u to hay nhỏ còn phụ thuộc vào số lượng nang sán.
Khi bị u não, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, rối loạn giọng nói, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu.
Nếu sán trú ngụ trong mắt, người bệnh sẽ bị tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù loà.
Mắc sán trưởng thành chỉ có thể xảy ra do người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín, đặc biệt là tiết canh lợn có chứa các nang sán ở lợn gạo. Khi đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần dần bằng cách nảy chồi, sinh đốt mới từ cổ. Sau đó, chúng tạo thành hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt chứa khoảng 50.000 trứng và kéo dài chiều dài của mỗi con sán trưởng thành lên đáng kể, khoảng từ 2 - 12m.
Sán trưởng thành sẽ ký sinh trong ruột non nhiều năm. Bệnh lý này gây ra triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác. Để phân biệt, bạn nên chú ý nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Trong phân thải ra ngoài có các đốt sán, là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít và đầu phẳng.
Ăn tiết canh bị sán là sự thật đáng sợ mà người đọc cần nhanh chóng cảnh tỉnh bản thân và những người xung quanh. Để ngăn chặn tình trạng nhiễm sán, bạn không chỉ nên tránh xa những món làm từ máu sống mà còn loại bỏ ngay những món ăn tái, không đảm bảo an toàn thực phẩm nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...