Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
HIV là một căn bệnh nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Những hiểu biết về con đường lây nhiễm HIV rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh. Vậy hôn nhau có bị lây HIV không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời nhé!
Với sự phát triển mạnh mẽ của y học thì nhiễm HIV không còn là “án tử hình” nữa. Tuy nhiên, HIV vẫn có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng và được rất nhiều người quan tâm. Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là: “Hôn nhau có bị lây HIV không?” hay "Hôn nhau có bị nhiễm HIV không?". Cùng tìm hiểu nhé!
Liệu hôn nhau có bị lây HIV không? Đáp án là không. Theo các nhà nghiên cứu thì virus HIV không có trong nước bọt nên không thể lây truyền khi hôn.
Trong nước bọt có chứa một số protein cũng như các enzyme thực hiện các chức năng như tiêu hoá, tạo độ ẩm khoang miệng, thậm chí còn có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, chất ức chế protease bạch cầu (SLPI) trong nước bọt, chất nhầy, tinh dịch… là một loại enzyme có khả năng ngăn ngừa lây HIV.
Nước bọt chứa SLPI với nồng độ cao hơn rất nhiều so với dịch âm đạo, tinh dịch… Đây cùng chính là lý do tại sao virus HIV không có trong nước bọt. Vì vậy, có thể trả lời được câu hỏi: “Hôn nhau có bị lây HIV không?”.
Tuy nhiên, nhiều các nghiên cứu cũng cho thấy vẫn có khả năng bị nhiễm HIV khi hôn như một trong hai bị viêm lợi hay có các tổn thương ở miệng.
Dưới đây là những con đường lây nhiễm HIV:
Lây truyền HIV qua đường tình dục có thể do quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn mà không sử dụng bao cao su. Việc lây nhiễm HIV qua con đường này chỉ xảy ra nếu chất dịch có chứa virus HIV và tiếp xúc trực tiếp với lớp nhầy hoặc mô bị tổn thương (do cọ xát khi quan hệ).
Tuy nhiên, khả năng lây HIV qua đường hậu môn thường cao hơn so với quan hệ qua đường âm đạo. Vì lớp niêm mạc nằm ở hậu môn khá mỏng và rất dễ bị tổn thương chảy máu.
Lây nhiễm HIV do sử dụng chung kim tiêm với người bị dương tính HIV là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Theo các nghiên cứu, virus HIV có thể tồn tại trong kim đã sử dụng khoảng 42 ngày. Cho nên bạn không được sử dụng chung kim tiêm với bất kỳ ai, tránh nguy cơ bị lây nhiễm.
Virus HIV có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của bé. Tuy nhiên, mẹ bầu được áp dụng phương pháp điều trị HIV từ trước thì nguy cơ truyền nhiễm HIV cho bé sẽ giảm đáng kể.
Virus HIV không thể sống ở bên ngoài cơ thể quá lâu nên không có nguy cơ nhiễm HIV khi chạm vào những đồ vật, dụng cụ mà người bị HIV đã chạm qua. Ngoài việc hôn nhau không lây HIV thì cũng có nhiều đường khác mà virus HIV không thể tồn tại được như:
Có nhiều lời đồn khiến nhiều người vẫn lo lắng về việc: “Hôn nhau có bị lây HIV không?”. Tuy nhiên, lây nhiễm HIV chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc với chất dịch cơ thể chứa virus như máu, tinh dịch và sữa mẹ.
Nếu không may bị nhiễm HIV thì hãy tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ để được điều trị đúng cách, giảm nguy cơ lây HIV qua đường tình dục.
Hôn nhau gần như không làm lây nhiễm virus HIV nhưng có nhiều bệnh bị lây nhiễm khi hôn. Tuy nhiên, hôn nhau có thể dẫn đến lây nhiễm một số bệnh như:
Các loại vi khuẩn, chất nhầy có thể tồn tại trong khoang miệng và tích tụ thành mảng bám. Dù bạn đánh răng và súc miệng thường xuyên thì những mảng bám này cũng không thể hết hết được, có thể gây ra bệnh viêm nướu. Những vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua nụ hôn giữa người không mắc bệnh với nước bọt có vi khuẩn của người bệnh.
Có nhiều người cho rằng bệnh giang mai chỉ lây truyền qua đường tình dục. Nhưng thực tế, nếu tiếp xúc thân mật hay hôn người bị bệnh thì vẫn có khả năng mắc giang mai. Bởi vì khi hôn sâu hoặc tiếp xúc mạnh làm cho vùng miệng bị trầy xước thì vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập và lây nhiễm.
Triệu chứng ban đầu thường là những vết loét, không đau cũng không ngứa. Sau một thời gian có thể gặp các triệu chứng như phát ban, đau đầu, suy nhược cơ thể…
Virus Herpes Simplex (HSV) là virus gây nhiễm khuẩn da cấp tính, có dạng mụn nước. Đây là một loại bệnh dạng mụn khá phổ biến ở mũi, má…
Có hai loại virus HSV gây bệnh lây nhiễm là HSV loại 1 (gây ra bệnh ở miệng), HSV loại 2 (gây bệnh Herpes ở bộ phận sinh dục). Trong đó HSV loại 1 có thể lây truyền qua miệng, các vết thương ở môi… Đặc biệt là bệnh có thể lây qua nụ hôn.
Biểu hiện của bệnh nấm má là những nốt sần sùi ở vùng má trên mặt. Bệnh có thể lây từ người bệnh sang người bình thường khi tiếp xúc da hoặc chạm vào khu vực đang bị tổn thương do nấm. Dù không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần thận trọng khi hôn người mắc bệnh nấm má.
Vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình là việc rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiểm soát được các yếu tố khách quan hay tình huống bất ngờ xảy ra đối với sức khỏe.
Để không phải lo lắng, hoang mang trước những thông tin đồn đoán vô căn cứ như hôn nhau có bị lây HIV không, hôn môi lây bệnh gì… thì bạn xây dựng một cách sống lành mạnh.
Ngoài ra, cần phải thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 - 6 tháng một lần. Bằng cách theo dõi sức khỏe thường xuyên thì bạn sẽ không phải hoang mang trước những triệu chứng bất thường. Đồng thời, có thể phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị bệnh sớm sẽ đem lại hiệu quả cao.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về việc hôn nhau có bị lây HIV không. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng, hoang mang khi nghe nhưng tin đồn vô căn cứ. Hãy theo dõi nhà thuốc Long Châu để có nhiều kiến thức chính xác về vấn đề sức khoẻ nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...