Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Làm thế nào biết được anh em ruột có cùng nhóm máu không? Nếu khác nhóm máu thì có phải là anh em ruột hay không? Câu trả lời liên quan đến gen di truyền và được xác định một cách chính xác qua xét nghiệm ADN.
Anh chị em trong cùng gia đình, có chung cả bố và mẹ, có thể có cùng hoặc khác nhóm máu. Điều này được giải thích qua quy luật Mendel trong lĩnh vực di truyền học về hệ nhóm máu ABO. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu mối liên hệ giữa quan hệ huyết thống và nhóm máu và trả lời cho thắc mắc “Anh em ruột có cùng nhóm máu không?”.
Một trong những hệ thống máu được sử dụng rộng rãi là hệ thống ABO được chia làm 4 nhóm gồm: Nhóm máu A, B, AB và O. Trong đó, phía sau tên nhóm máu là ký hiệu biểu thị sự có mặt của các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, ví dụ A+ hay A-. Nhóm máu gồm ba gen được quy định mang tính trạng trội là Alen, Alen lA, lB và một mang tính trạng lặn là Alen lo, theo quy luật di truyền Mendel. Cụ thể:
Theo quy tắc, việc kết hợp nhóm máu của bố mẹ để truyền cho con có thể tạo ra những nhóm máu khác nhau ở người con. Trong một số trường hợp, xác suất người con có chung nhóm máu với bố mẹ chỉ ở mức 25% vì hai nhóm máu khác nhau của bố mẹ kết hợp có thể cho ra bốn loại nhóm máu khác nhau ở đời con. Do đó, trong nhiều trường hợp, con có thể không cùng nhóm máu với bố mẹ. Điều này cũng xảy ra đối với anh chị em ruột.
Để trả lời thắc mắc anh em ruột có cùng nhóm máu không, ta phải dựa theo quy tắc di truyền học của Mendel. Theo đó anh em ruột trong gia đình có thể cùng nhóm máu với bố mẹ và cùng nhóm máu với nhau. Trong một số trường hợp, những đứa con trong gia đình có thể không cùng nhóm máu với bố mẹ và khác nhóm máu với nhau do biểu hiện tính trạng trội và lặn của gen.
Mặc dù dựa vào nhóm máu, chúng ta chỉ thấy manh mối về quan hệ huyết thống của anh em ở mức tương đối chính xác. Nhưng có một số trường hợp anh chị em chắc chắn có cùng nhóm máu khi rơi vào các điều kiện sau:
Người mang nhóm máu O chỉ có kiểu gen là OO. Điều này đồng nghĩa rằng nếu bố mang nhóm máu O và mẹ cũng có máu O, theo quy luật di truyền Mendel, con sẽ nhận một alen (một dạng cụ thể của gen) từ bố và một alen từ mẹ, thì chắc chắn kiểu gen của con sẽ là OO. Nếu trong gia đình có nhiều con, thì tất cả những người con sinh ra bởi cặp bố mẹ mang nhóm máu O cũng đều mang nhóm máu O.
Trường hợp một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng tạo thành một hợp tử gọi là sinh đôi cùng trứng. Nhưng sau đó, trong quá trình phát triển của hợp tử đã tách đôi thành hai phôi thai. Do trong hai phôi thai này có vật chất di truyền hoàn toàn giống nhau nên trường hợp sinh đôi cùng trứng sẽ tạo thành hai đứa trẻ có giới tính và nhóm máu giống nhau.
Trong trường hợp bố và mẹ có cùng nhóm máu A, trong đó bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen AA hoặc AO thì con cái chắc chắn sẽ có nhóm máu A. Nguyên nhân giải thích cho trường hợp này là người con sẽ nhận một alen của bố mẹ tạo thành kiểu gen AA hoặc AO nhưng vẫn mang nhóm máu A. Do đó, dù tạo thành kiểu gen nào thì các con trong gia đình này đều có chung nhóm máu A với bố mẹ.
Với những trường hợp khác cũng có thể áp dụng cách suy luận tương tự như trên. Ví dụ trường hợp cặp bố mẹ có cùng nhóm máu B, trong đó bố mang kiểu gen BB, mẹ mang kiểu gen BB hoặc BO, suy ra con có nhóm máu B.
Theo một số trường hợp được nêu trên, vẫn có khả năng anh em ruột có cùng nhóm máu. Tuy nhiên, do biểu hiện tính trạng trội và lặn của gen nên nhóm máu của con không phải lúc nào cũng giống bố mẹ và nhóm máu của anh chị em ruột có thể không giống nhau. Do đó dựa vào nhóm máu để xác định huyết thống là chưa chính xác. Bởi vì những người không có quan hệ huyết thống vẫn có thể có cùng nhóm máu.
Xét về quan hệ huyết thống, nhóm máu không được công nhận như một căn cứ có giá trị pháp lý bởi nhóm máu không phải độc nhất.
Ngoại trừ các trường hợp nêu trên, nhóm máu của anh chị em trong gia đình vẫn có thể khác nhau với xác suất khác nhau. Ngày nay, để chứng minh quan hệ huyết thống giữa bố mẹ và con cái hay giữa anh chị em ruột, các chuyên gia sẽ dùng phương pháp xét nghiệm ADN với độ chính xác cao lên đến hơn 99,99%. Để biết anh em ruột có cùng huyết thống không, trong phân tích di truyền, các chuyên gia dùng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới - NGS (Next Generation Sequencing) hoặc còn gọi là giải trình tự song song lượng lớn (Massively Parallel Sequencing), là kỹ thuật mới nhất phổ biến hiện nay.
Tóm lại, nếu anh chị em ruột không cùng nhóm máu thì không nên vội kết luận rằng họ không có quan hệ huyết thống. Xác định huyết thống giữa anh chị em qua nhóm máu ABO có mức độ chính xác khá thấp. Chỉ có xét nghiệm ADN mới giúp xác định huyết thống chính xác và đáng tin cậy.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.