Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím khác nhau như thế nào?

Ngày 18/01/2024
Kích thước chữ

Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím đều là những loại ánh sáng sinh học phổ biến trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím, đồng thời nắm vững điểm khác biệt của 3 loại ánh sáng này.

Ánh sáng sinh học được ví như là “ánh sáng kỳ diệu” đối với sức khỏe nói chung và làm đẹp nói riêng. Loại ánh sáng nhân tạo này có hiệu ứng sinh học tương tự ánh sáng mặt trời và đang ngày càng được quan tâm, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là công nghệ mặt nạ ánh sáng sinh học trong làm đẹp. Trong đó, ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím là 2 loại ánh sáng sinh học được quan tâm nhất hiện nay.

Khái quát về ánh sáng sinh học

Ánh sáng sinh học là loại ánh sáng được tạo ra bởi các bước sóng của ống kính phát quang. Bước sóng của ánh sáng sinh học thường dao động từ 380nm đến 780nm. Phương pháp chiếu sáng của ánh sáng sinh học tương tự với ánh sáng tự nhiên nên nó cũng có sự thay đổi màu nhiệt độ và cường độ thường xuyên trong ngày. Ví dụ như trắng sáng vào ban ngày rồi chuyển mờ dần và ấm và ban đêm.

Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím khác nhau như thế nào? 1
Ánh sáng sinh học ngày càng trở nên phổ biến

Ánh sáng sinh học bao gồm một hoặc nhiều ánh sáng khác nhau. Ngoài ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím, ánh sáng sinh học còn có ánh sáng vàng, cam, tím với bước sóng trong vùng quang phổ mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy được. Mỗi loại ánh sáng sinh học lại có đặc điểm và ảnh hưởng khác nhau. Hiểu rõ về các loại ánh sáng này sẽ giúp chúng ta giảm tác hại và tận dụng hiệu quả lợi ích mà nó mang lại.

Sơ lược về ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím

Ánh sáng đỏ

Đây là loại ánh sáng được ứng dụng nhiều trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là làm đẹp. Ánh sáng đỏ có bước sóng mạnh, quang phổ rộng nhất từ 620nm đến 780nm. Với khả năng kích thích sản sinh tế bào, tăng tuần hoàn máu, collagen, tái tạo tế bào mới, ánh sáng đỏ chính là giải pháp mang lại hiệu quả làm đẹp tối ưu được ưa chuộng hiện nay.

Ánh sáng xanh tím

Ánh sáng xanh là thuật ngữ khá quen thuộc xuất hiện nhiều trong ánh sáng mặt trời hoặc các thiết bị điện tử trong gia đình như điện thoại, tivi, máy tính,... Đây là loại ánh sáng thường có bước sóng từ 450nm đến 575nm mắt thường có thể nhìn được, bao gồm ánh sáng xanh ngọc và ánh sáng xanh tím.

Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím khác nhau như thế nào? 2
Thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh tím nguy hại

Ánh sáng xanh chứa năng lượng photon cao hơn so với các màu khác trong quang phổ nhìn thấy được như xanh lục và đỏ. Ngoài ánh sáng xanh tím nhân tạo phát ra từ các thiết bị điện tử, ánh sáng xanh tím còn đến từ ánh sáng mặt trời. Cường độ ánh sáng xanh tím ở mỗi thiết bị điện tử là khác nhau và nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể theo từng mức độ khác nhau. Chính vì thế, khi tiếp xúc ánh sáng xanh ở mức độ cao, nguy cơ tổn hại đến sức khỏe là rất lớn.

Điểm khác biệt giữa ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím

Ảnh hưởng đối với sức khỏe

Không phải loại ánh sáng sinh học nào cũng tốt đối với sức khỏe và ngược lại. Đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím cũng tương tự. Vậy 2 loại ánh sáng này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta?

Ánh sáng đỏ được đánh giá là loại ánh sáng có lợi cho sức khỏe và cho đến nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy tác hại của loại ánh sáng này. Ánh sáng đỏ có rất nhiều tác dụng, trong đó phải kể đến như:

  • Trẻ hóa làn da, làm đẹp da, giúp da căng bóng khỏe mạnh;
  • Giảm nếp nhăn, chống lão hóa và tăng khả năng lưu thông máu cho da;
  • Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, giảm viêm và cải thiện khả năng hồi phục sau mụn;
  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp chấn thương do chơi thể thao;
  • Cải thiện các vấn đề xương khớp;
  • Cải thiện tâm trạng, giảm lo âu ở người bị bệnh trầm cảm;
  • Hỗ trợ giảm cân an toàn, hiệu quả.
Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím khác nhau như thế nào? 3
Ánh sáng đỏ mang lại nhiều công dụng đối với làn da

Trong khi đó, ánh sáng xanh tím lại là loại ánh sáng có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, điển hình nhất là ảnh hưởng tới sức khỏe của đôi mắt. Một số tác hại của ánh sáng xanh tím như:

  • Tăng nguy cơ gặp các vấn đề ở mắt do ánh sáng xanh có thể xuyên qua các lớp bảo vệ mắt gồm giác mạc và thủy tinh thể. Thời gian tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử càng nhiều thì càng làm giảm thị lực vĩnh viễn và tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ mắt như cận thị.
  • Tăng khả năng gây đục thủy tinh thể do ánh sáng xanh tím có thể làm hỏng các tế bào võng mạc gây ra đục thủy tinh thể. Đặc biệt nguy cơ này càng cao ở trẻ em do mắt hấp thụ nhiều ánh sáng xanh hơn.
  • Khó đi vào giấc ngủ do ánh sáng xanh tím làm ảnh hưởng đến quá trình tạo hormone melatonin, có chức năng điều hòa nhịp sinh học và giấc ngủ của cơ thể.
  • Tổn hại làn da do sự xâm nhập ánh sáng xanh qua da gây ra các phản ứng oxy hoá, đồng thời phá vỡ các sợi collagen và elastin khiến da mất độ đàn hồi, săn chắc và nhanh chóng lão hoá da.

Ứng dụng trong đời sống

Ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím đều được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như ánh sáng đỏ thường thấy trong các sản phẩm đèn LED và được ưa chuộng trong liệu pháp ánh sáng thì ánh sáng xanh tím lại chủ yếu xuất hiện trong các thiết bị điện tử. Các thiết bị quen thuộc phát ra nhiều ánh sáng xanh tím như điện thoại, tivi, màn hình máy tính, ipad,...

Tóm lại ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím đều là những ánh sáng sinh học phổ biến hiện nay. Tuy nhiên mỗi loại lại có đặc điểm và ứng dụng khác nhau trong cuộc sống. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và tác hại của 2 loại ánh sáng này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin