Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe não là tình trạng tích mủ trong nhu mô não xảy ra do nhiễm trùng, biến chứng chấn thương hoặc biến chứng sau phẫu thuật. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm nên bất cứ ai cũng nên tìm hiểu chi tiết về nó.
Áp xe não là bệnh lý nhiễm trùng có tích mủ ở não. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Vì vậy, chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến áp xe não như: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh tái phát... là việc làm cần thiết.
Như chúng ta đã biết, bộ não là cơ quan có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người. Não bộ được bảo vệ bởi sọ não, mô xung quanh và hệ thống miễn dịch. Khi vi khuẩn và nấm, ký sinh vượt qua lớp hàng rào bảo vệ này để tấn công vào não sẽ gây ra nhiễm trùng não.
Bộ não phản ứng lại bằng cách hình thành các khoang trống chứa mủ và tạo thành áp xe não. Vậy áp xe não là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, áp xe não chính là hiện tượng tích mủ trong nhu mô não.
Tùy tình trạng bệnh, các biểu hiện của áp xe não ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Đây là 3 dấu hiệu đặc trưng giúp chúng ta sớm nhận biết căn bệnh nguy hiểm này:
Biểu hiện nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng, cơ thể bệnh nhân tăng nhiệt và bắt đầu sốt cao từ 39 đến 41 độ C. Kèm theo đó là biểu hiện chán ăn, khô môi, mệt mỏi, lưỡi bẩn…
Tăng áp lực nội sọ: Tình trạng này kéo theo những cơn đau đầu âm ỉ, tập trung ở vùng áp xe. Khi thay đổi tư thế hoặc vào thời điểm đêm về, cảm giác đau đớn sẽ gia tăng. Một số bệnh nhân còn xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn ói nhiều thậm chí nôn vọt. Khi áp lực nội sọ tăng, bệnh nhân nôn không thể kiểm soát. Lúc này họ có thể bị lú lẫn, chậm chạp, giao tiếp khó khăn và hôn mê.
Các vấn đề liên quan đến thần kinh khu trú như: Liệt nửa người (áp xe ở một bên bán cầu), liệt tứ chi (áp xe 2 bên bán cầu), xuất hiện cơn động kinh cục bộ, liệt dây thần kinh sọ não…
Áp xe não được gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
“Thủ phạm” gây áp xe não có thể là:
Dù là bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của áp xe não. Những người trưởng thành trong độ tuổi từ 30 đến 45 là đối tượng mắc bệnh này nhiều nhất. Những đối tượng sau sẽ có nguy cơ bị áp xe não cao hơn những người khác:
Tùy nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.
Theo các bác sĩ, những người từng bị áp xe não cần được theo dõi suốt đời. Ngay cả khi đã được chữa khỏi hoàn toàn, bệnh vẫn có thể tái phát. Một số trường hợp bệnh áp xe não tái phát ngay khi bệnh nhân chưa xuất viện hoặc sau xuất viện chỉ vài tuần. Một số khác bệnh tái phát lại sau vài năm hoặc hơn 10 năm.
Dù căn bệnh nguy hiểm này có nguy cơ tái phát, nhưng thật may là có những cách phòng bệnh tái phát hiệu quả. Trong suốt quá trình tự chăm sóc bản thân sau điều trị, người từng bị áp xe não cần chú ý điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh. Đây chính là cách phòng bệnh hiệu quả và lâu dài nhất. Cụ thể là:
Áp xe não là bệnh lý khá nguy hiểm, tuy không nhiều người mắc phải nhưng tỷ lệ tử vong có thể lên đến 80%. Nắm bắt các triệu chứng áp xe ở não giúp phát hiện sớm và trị lành bệnh nhanh chóng. Và bạn cũng đừng quên, căn bệnh này có thể tái phát vào bất cứ lúc nào. Chủ động áp dụng các biện pháp chủ động phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính mình bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp