Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bà bầu bị chó cắn phải làm sao?

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ

Bà bầu bị chó cắn là điều không ai mong muốn xảy ra. Nếu không may gặp phải tình huống này, bà bầu không được chủ quan nhưng cũng không quá hốt hoảng, lo lắng mà nên thực hiện xử lý vết thương đúng quy trình.

Trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp bà bầu bị chó cắn, gây ra nhiều hoang mang lo lắng. Vậy bà bầu bị chó cắn có ảnh hưởng gì không, liệu sức khỏe của cả mẹ và thai nhi có gặp vấn đề gì nguy hiểm hay không và cách xử lý hiệu quả nhất khi gặp tình huống này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên. 

Bà bầu bị chó cắn có nguy hiểm không? 

Chó là vật nuôi phổ biến trong mỗi gia đình. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh khi bị chó cắn. Trên thực tế, bất kỳ giống chó nào, dù kích thước lớn hay nhỏ vẫn có thể cắn người. Do đó, trường hợp bà bầu bị chó cắn không phải quá hiếm gặp. 

Vậy đây có phải là tình huống nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của cả người mẹ và thai nhi hay không? Theo các bác sĩ, nếu chó cắn phụ nữ mang thai không mắc bệnh và vết cắn không sâu thì thông thường sẽ không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp bà bầu nhiễm căn bệnh có thể lây từ chó sang người. Nhất là khi chó mang trong mình mầm bệnh dại thì những vết cắn đấy rất nguy hiểm, thậm chí chỉ cần có những xây xước nhẹ ngoài da mà không chảy máu cũng có thể khiến bà bầu bị lây bệnh dại. Tình huống này sẽ đe dọa những nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe, tính mạng của cả bà bầu và thai nhi.

Do đó, việc quan trọng và cần thiết là phải xác định được con chó cắn có bị bệnh dại hay không. Việc phát hiện sớm bệnh tình của chó sẽ giúp bà bầu chủ động có phương án phòng ngừa kịp thời, tránh những hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra. 

bà bầu bị chó cắn 1 Bà bầu bị chó cắn gây ra nhiều lo lắng về sức khỏe người mẹ và thai nhi 

Các bước xử lý khi bà bầu bị chó cắn

Bị chó cắn khi đang mang thai là tình huống không được chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng. Khi xảy ra tình huống bà bầu bị chó cắn cần thực hiện càng sớm càng tốt các quy trình xử lý như sau:

Bước 1: Sơ cứu vết thương tại nhà 

Sơ cứu vết chó cắn tại nhà là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Bà bầu nên rửa sạch vết thương dưới vòi nước để loại bỏ được hết những mầm bệnh, chú ý thao tác rửa cần thực hiện nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh. 

Sau đó, bà bầu nên sử dụng dụng cụ sơ cứu vết thương để sát trùng như oxy già, cồn... để làm sạch một lần nữa. Tuy nhiên, lưu ý chỉ nên dùng một lượng nhỏ chất trên lên vết thương và thổi nhẹ, không nên lạm dụng quá nhiều. Ngoài ra, bà bầu cũng lưu ý nếu chỉ bị chó cắn nhẹ, xây xước nhẹ ngoài da thì không được băng bó vết thương hoặc dùng thuốc đắp kín khiến vết thương lâu khỏi hơn và có nhiều nguy cơ nhiễm trùng. 

Trường hợp bà bầu bị chó cắn chảy máu, sau khi rửa vết thương bằng nước sạch, sát khuẩn thì cần tiến hành cầm máu bằng cách đặt 3 miếng gạc y tế lên vết thương rồi chờ trong vòng 7 phút, sau đó đặt thêm miếng gạc khác và giữ cho đến khi máu ngừng chảy. Tiếp đến hãy băng vết thương lại nhẹ nhàng để tránh nhiễm trùng bụi bẩn, đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn. Nếu máu chảy nhiều có thể dùng dây thun và garô xung quanh vết thương. Tuyệt đối không uống thuốc kháng sinh khi mang thai để giảm đau mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 

bà bầu bị chó cắn 2 Sơ cứu vết thương tại nhà sẽ giúp hạn chế tối đa nhiễm bệnh từ chó 

Bước 2: Đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị 

Sau khi thực hiện các bước sơ cứu vết chó cắn ở trên, bà bầu cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị. Tại đây, bà bầu nên cung cấp chi tiết các thông tin liên quan như sức khỏe bản thân, số tuần thai… cũng như nêu rõ tình trạng sức khỏe của chính cá thể chó đã cắn, nó đã được chích ngừa vắc xin phòng dại trước đó hay chưa, có hiện tượng bỏ ăn, cắn xé điên cuồng, chảy dãi nhiều… hay không. Dựa trên những thông tin đó, kết hợp với việc thăm khám vết thương, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị kịp thời và hiệu quả nhất để ngăn ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra. 

Vậy trong trường hợp chó mắc bệnh dại thì bà bầu phải làm gì? Liệu bà bầu bị chó cắn có phải tiêm vắc xin không? Theo các bác sĩ, nếu không may bị chó dại cắn thì cả người mẹ và thai nhi đều có nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, việc tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại là biện pháp duy nhất để cứu chữa cho mọi trường hợp nhiễm vi rút bệnh này. Do đó, bà bầu bị chó cắn vẫn phải tiêm vắc xin nếu gặp tình huống chó cắn đã nhiễm bệnh dại. 

Trong những năm gần đây, vắc xin ngừa bệnh dại đã được điều chế dạng đặc biệt chỉ định cho phụ nữ có thai và chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng kháng thuốc sau khi tiêm. Tuy nhiên, bà bầu sau khi tiêm vắc xin phòng dại vẫn phải theo dõi kỹ tình hình sức khỏe bản thân để kịp thời thông báo cho bác sĩ nhằm có hướng xử lý kịp thời. 

bà bầu bị chó cắn 3 Nếu chó cắn nhiễm dại, bà bầu sẽ phải tiêm vắc xin phòng bệnh 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xử lý khi gặp trường hợp bà bầu bị chó cắn. Đến nay, bệnh dại vẫn là một căn bệnh chưa có thuốc đặc trị và gây nguy cơ tử vong rất cao, được xem là căn bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử loài người. Do đó, mọi người đều phải nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa trường hợp bị chó cắn. Nhất là đối với bà bầu cần đặc biệt cẩn thận khi tiếp xúc với vật nuôi, tránh gặp phải các tình huống xấu đe dọa sức khỏe đến bản thân và thai nhi. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin