Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ và cách phòng chống bệnh dại 

Ngày 23/04/2022
Kích thước chữ

Những gia đình có nuôi động vật như chó, mèo mà không tiêm phòng thì nguy cơ lây dại rất cao. Vì thế khi bị chó cắn thì bạn cũng nên sơ cứu cẩn thận và đến bác sĩ để kiểm tra. Cùng tìm hiểu những cách sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ qua bài viết sau.

Nếu bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu đúng cách. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng, nếu không xử lý vết thương đúng cách và kịp thời, nhất là vào mùa nắng nóng thì nguy cơ lây nhiễm virus dại là rất cao. Vì thế việc trang bị kiến thức sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ là điều vô cùng cần thiết.

Cách sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ

Hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ và cách phòng chống bệnh dại 2 Sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ bằng cách rửa sạch vết thương dưới vòi nước

Rất nhiều người nghĩ rằng chó là động vật hiền lành, đặc biệt là nuôi trong nhà hoặc chó nhà hàng xóm thì không bị mắt bệnh dại. Vì thế với những vết cắn nhẹ, họ sẽ vô tư bỏ qua và không để ý đến. Nhưng dù là chó nhà thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dại, vì thế bạn nên xử lý vết cắn như sau:

Làm sạch vết thương dưới vòi nước trong vài 3-5 phút, sau đó dùng xà phòng để rửa sạch vết thương, loại bỏ dị vật có trên vết thương như da chết, đất cát, lông chó…

Sau khi đã rửa sạch, dùng khăn mềm lau khô. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn, hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết chó cắn. 

Tiếp theo dùng miếng vải mềm, sạch phủ lên vết thương và quấn nhẹ lại (dù vết thương không còn chảy máu). Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng.

Vì là vết thương nhẹ, không chảy quá nhiều máu nên bạn có thể xử lý nhanh trong vòng 10 phút. Sau khi xử lý xong, bạn có thể đến bác sĩ thăm khám nếu thấy cần thiết.

Thông thường đối với những trường hợp chó cắn nhẹ, nằm ở xa các bộ phận nhạy cảm và không chảy nhiều máu thì bạn có thể tự sơ cứu khi bị chó cắn tại nhà, sau đó theo dõi con chó trong vòng nửa tháng xem có xuất hiện biểu hiện dại không. Nếu không có thì bạn có thể yên tâm. Trong trường hợp chúng có dấu hiệu lạ thì hãy đến bệnh viện để được tiêm phòng dại, ẵm theo chó để được xét nghiệm.

Chó cắn nhẹ có bị lây nhiễm bệnh dại hay không

Hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ và cách phòng chống bệnh dại 1 Nguy cơ nhiễm dại thông qua vết chó cắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Nguy cơ nhiễm dại thông qua vết chó cắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chó cắn bạn đã được tiêm phòng dại hay chưa, nếu đã tiêm phòng dại thì nguy cơ lây nhiễm là rất thấp.
  • Vết thương nông hay sâu, vết thương càng lớn thì lượng virus lây nhiễm qua nước bọt càng nhiều.
  • Có sơ cứu đúng cách và kịp thời sau khi bị chó cắn hay không… 
  • Vị trí vết cắn nằm ở đâu:

Nếu chúng nằm ở những bộ phận nhạy cảm như cổ, mặt, mắt hay bộ phận sinh dục thì cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Dù vết thương nhẹ, nhưng đây là những vị trí nguy hiểm nên bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên về việc có nên tiêm vắc-xin uốn ván và vắc-xin bệnh dại cho bạn hay không.

Còn nếu vết cắn nằm ở chân thì không quá nguy hiểm, vùng này nằm xa hệ thần kinh nên bệnh dại cũng sẽ không lây truyền nhanh chóng. Bạn có thể theo dõi tình trạng con chó cắn mình để quyết định xem có cần tiêm phòng dại hay không.

Sau khi đã sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ, bạn hãy băng bó cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu thấy các dấu hiệu như vết thương bị sưng tấy, mưng mủ, nổi mẩn đỏ hay cơ thể mệt mỏi, nóng sốt thì hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay.

Cách phòng chống bệnh dại khi bị chó cắn

Hướng dẫn chi tiết cách sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ và cách phòng chống bệnh dại 3 Tiêm phòng vacxin ngừa dại cho chó định kỳ mỗi năm một lần

Những dấu hiệu điển hình của người bị mắc bệnh dại có các dấu hiệu đau hoặc ngứa ở vết cắn, kèm theo đó là sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày. Với những vết thương nhẹ thì thời gian thời gian ủ bệnh dại có thể kéo dài từ khoảng một vài tháng. Trong suốt thời gian này bạn nên theo dõi sức khỏe của bản thân cùng con chó đã cắn mình.

Vì thế để phòng chống nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng dại cho chó. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình và vật nuôi. Tiêm phòng lần đầu khi chúng được 3 tháng tuổi. Nếu có điều kiện thì bạn có thể tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần để đảm bảo miễn dịch cho thú cưng.

Rọ mõm cho chó khi đi ra ngoài: Không thả rông chó ra đường mà không có dây xích hay rọ mõm. Đặc biệt với những giống chó hung dữ như Pitbull, Rottweiler, Becgie thì cần rọ mõm khi ở nơi công cộng để tránh việc chúng tấn công người khác.

Dặn trẻ không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo với những con chó lạ, chó của hàng xóm để tránh bị tấn công bất ngờ.

Khi bị chó cắn, cần áp dụng ngay những phương pháp sơ cứu khi bị chó cắn nhẹ mà bài viết đã chia sẻ.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm