Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dịch tả heo châu Phi đã gây ra nhiều lo ngại trong cộng đồng. Vậy nếu không may ăn trúng heo bị dịch tả có sao không? Dịch tả ở heo có thể lây sang người không? Làm thế nào để chọn mua thịt heo an toàn?
Dịch tả heo châu Phi không chỉ là nỗi ám ảnh của ngành chăn nuôi mà còn là nỗi lo của các bà nội chợ. Nhiều người lo lắng rằng việc ăn phải thịt heo nhiễm bệnh có thể gây hại cho sức khỏe. Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp thông tin khoa học để giải đáp thắc mắc ăn trúng heo bị dịch tả có sao không. Bài viết cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn lây của virus gây dịch tả heo và cách chọn thịt heo an toàn.
Việc ăn trúng thịt heo bị dịch tả heo Châu Phi đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn thực phẩm. Nhưng bạn không cần quá lo lắng nếu không may ăn trúng heo bị dịch tả. Thịt heo bị nhiễm bệnh có thể ăn được nếu được nấu chín kỹ. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), virus gây dịch tả sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ trên 70°C. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng khi người tiêu dùng đảm bảo quy trình nấu ăn đúng cách và tránh lây nhiễm chéo trong quá trình chế biến.
Mặc dù vậy, nguy cơ tiềm ẩn vẫn tồn tại, đặc biệt khi thịt heo không được nấu chín kỹ hoặc các sản phẩm từ heo nhiễm bệnh chưa được chế biến đúng cách. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, không phải do virus gây dịch tả lượn mà từ các vi khuẩn khác như Salmonella, E. coli hoặc liên cầu khuẩn heo. Những vi khuẩn này thường hiện diện trong thịt heo nhiễm bệnh và có thể gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy và sốt nếu không được loại bỏ thông qua nhiệt độ cao.
Việc ăn thịt heo bị nhiễm dịch tả không gây nguy hiểm trực tiếp đến con người. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên mua thịt từ nguồn cung uy tín, đảm bảo quy trình kiểm dịch và tuân thủ các biện pháp vệ sinh thực phẩm. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn hạn chế nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng.
Dịch tả heo châu Phi có lây sang người không là thông tin nhiều bà nội trợ muốn biết. Dịch tả heo Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở heo, do virus African Swine Fever (ASF) gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, gần như 100% ở heo nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa các con heo hoặc qua vật trung gian như thức ăn, nước, hoặc côn trùng.
Tuy nhiên, theo các cơ quan y tế heo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), virus ASF hoàn toàn không lây nhiễm sang người. Nghiên cứu khoa học cho thấy virus ASF có cấu trúc đặc biệt, chỉ tương thích với hệ miễn dịch của động vật trong họ heo. Con người không phải là vật chủ của virus ASF. Và cho đến nay, không có trường hợp nào con người bị nhiễm virus này được ghi nhận.
Đây là lý do với câu hỏi ăn trúng heo bị dịch tả có sao không, các chuyên gia khẳng định câu trả lời là người ăn sẽ không bị lây dịch tả.
Nhận biết thịt heo bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi hoặc các bệnh dịch khác rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết thịt heo không an toàn:
Để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ ăn phải thịt heo bị dịch tả heo Châu Phi, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng.
Việc đầu tiên bạn cần lưu ý là chọn mua thịt heo tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu hóa đơn và chứng nhận kiểm dịch thú y khi mua thịt trong các đợt dịch cao điểm. Việc này nhằm xác minh rằng sản phẩm đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Khi chế biến, bạn cần nấu chín kỹ thịt heo ở nhiệt độ trên 75°C để virus ASF bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngoài ra, Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70°C trở lên (nấu ít nhất trong 10 phút). E. coli bị tiêu diệt ở nhiệt độ 71°C trở lên chỉ trong 1 phút. Liên cầu khuẩn heo (Streptococcus suis) bị tiêu diệt ở nhiệt độ 75°C trở lên (nấu kỹ ít nhất 10 phút).
Trong bất cứ trường hợp nào, bạn không nên ăn thịt heo tái, sống. Dao, thớt, hoặc bề mặt tiếp xúc với thực phẩm sống cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín, từ thực phẩm khác sang thịt heo.
Dù dịch tả heo châu Phi có bùng phát hay không bạn cũng không nên ăn tiết canh heo. Việc này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn heo, sán heo, trùng heog, Salmonella, E. coli hay Campylobacter rất cao. Đặc biệt, liên cầu khuẩn heo có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong cao.
Dịch tả heo châu Phi không lây nhiễm sang người. Ăn trúng heo bị dịch tả có sao không? Câu trả lời của các chuyên gia là người ăn sẽ không bị lây dịch tả. Tuy nhiên, nếu không chế biến đúng cách, người ăn vẫn có thể bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các loại vi khuẩn gây bệnh khác tồn tại trong thịt heo. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, chúng ta nên lựa chọn thịt heo từ những nguồn uy tín, được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Bên cạnh đó, việc nấu chín kỹ thịt heo cũng là một biện pháp quan trọng để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây hại.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.