Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 và trong thai kỳ có đáng lo ngại?

Ngày 01/11/2023
Kích thước chữ

Đau đầu là một triệu chứng có thể phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai, thường cải thiện vào thời kỳ sau của quá trình mang thai. Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 có thể không đáng lo ngại, tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh lý nghiêm trọng.

Triệu chứng đau đầu thường phổ biến, gây khó chịu ở phụ nữ mang thai và không gây hại cho em bé. Tuy nhiên, đau đầu đôi khi có thể là triệu chứng của tiền sản giật, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được theo dõi và điều trị. Vậy bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Nguyên nhân đau đầu khi mang thai

Đau đầu khi mang thai là triệu chứng thường gặp và hầu như không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Các biện pháp điều trị tại nhà thường có thể giúp làm dịu cơn đau. Nghiên cứu cho thấy rằng 39% phụ nữ sẽ bị đau đầu trong hoặc ngay sau khi mang thai.

Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 và trong thai kỳ có đáng lo ngại? 1
Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng đau đầu

Khi mang thai, cơ thể sẽ xảy ra một số thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, nhiều thay đổi trong số đó có thể làm phát sinh các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như những thay đổi về hormone, lưu lượng máu cũng như sự thay đổi tư thế cơ thể khi mang thai đều là những yếu tố phổ biến. Một số thay đổi này cũng có thể dẫn đến đau đầu và thường có biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, bất cứ sản phụ nào gặp phải các triệu chứng khó chịu hoặc nghiêm trọng nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị.

Nguyên nhân chính xác gây đau đầu khi mang thai có thể khác nhau tùy theo từng tháng, một số nguyên nhân sẽ phổ biến hơn ở một số tam cá nguyệt nhất định.

Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn. Cơ thể trải qua sự thay đổi một lượng lớn hormone, cùng với sự gia tăng lưu lượng máu. Sự tăng cân nhanh chóng cũng có thể xảy ra. Những thay đổi này có thể làm gia tăng nguy cơ cho một số loại đau đầu nhất định, chẳng hạn như đau đầu do căng thẳng. 

Một số triệu chứng mang thai khác cũng có thể ảnh hưởng đến những cơn đau đầu này hoặc làm cho chúng trở nên tồi tệ hơn. Các vấn đề phổ biến có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau đầu bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn;
  • Mức độ căng thẳng cao;
  • Dinh dưỡng kém;
  • Lượng đường trong máu thấp;
  • Mất nước;
  • Thiếu ngủ;
  • Thay đổi về tầm nhìn;
  • Nhạy cảm với ánh sáng, có thể gây ra chứng đau nửa đầu;
  • Lối sống ít vận động.

Ngoài ra, bà bầu có thể ăn một số thực phẩm gây kích ứng hoặc gây ra các triệu chứng như đau đầu. Những thực phẩm kích thích này có thể khác nhau tùy theo từng cá nhân, nhưng một số nguyên nhân phổ biến bao gồm các sản phẩm từ sữa và sô cô la.

Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 và trong thai kỳ có đáng lo ngại? 2
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến ở tam cá nguyệt thứ nhất

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bà bầu có thể ít bị đau đầu do thay đổi nội tiết tố hơn vì cơ thể thường điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi này. Tuy nhiên vẫn có một số người tiếp tục bị đau đầu do căng thẳng bởi sự thay đổi nội tiết tố trong suốt thai kỳ. Ở giai đoạn sau của thai kỳ, các triệu chứng như đau đầu có nhiều khả năng là do:

  • Thừa cân;
  • Tăng huyết áp;
  • Căng cơ;
  • Thay đổi tư thế;
  • Ngủ không đủ giấc;
  • Do chế độ ăn.

Đau đầu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ có thể là dấu hiệu cho thấy sản phụ bị tăng huyết áp. Khoảng 6 - 8% phụ nữ mang thai từ 20 đến 44 tuổi ở Hoa Kỳ bị tăng huyết áp. Đây là tình trạng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, thường xảy ra phổ biến nhất sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này có thể điều trị được nếu như được phát hiện sớm và theo dõi. Do đó nhiều bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 rất quan tâm về tình trạng này.

Nếu bạn đang mang thai, huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ:

  • Đột quỵ;
  • Tiền sản giật;
  • Sản giật;
  • Giảm lưu lượng oxy đến em bé;
  • Sinh non, trước 37 tuần;
  • Nhau bong non;
  • Cân nặng khi sinh của trẻ thấp.

Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 có đáng lo ngại?

Tháng thứ 4 là thời điểm chuyển giao giữa tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ hai. Thời điểm này ở phụ nữ mang thai sẽ xảy ra một số sự biến đổi nhất định. Do đó nhiều bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 thường lo lắng liệu vấn đề này có gây nguy hiểm không.

Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 và trong thai kỳ có đáng lo ngại? 3
Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau đầu khi mang thai là tình trạng phổ biến. Bạn có thể bị đau đầu do căng thẳng trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Điều này có thể xảy ra do có nhiều thay đổi mà bạn phải trải qua trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên đau đầu xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ có thể vì những lý do khác, trong đó có một số nguyên nhân gây đau đầu nghiêm trọng. Hãy tìm đến bác sĩ nếu cơn đau đầu của bạn kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Sốt;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Mờ mắt;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Đau đầu kéo dài hơn một vài giờ;
  • Đau đầu thường xuyên;
  • Ngất xỉu;
  • Co giật.

Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm và chụp chiếu để tìm ra nguyên nhân gây đau đầu của bạn, chẳng hạn như:

  • Kiểm tra huyết áp;
  • Xét nghiệm máu;
  • Xét nghiệm đường huyết;
  • Kiểm tra thị giác;
  • Siêu âm vùng đầu và cổ;
  • Kiểm tra tim hay vùng đầu;
  • Chọc dò tủy sống.

Phụ nữ mang thai bị đau đầu nên làm gì?

Bạn cần nói tình trạng đau đầu của mình cho bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau đầu thường xuyên khi mang thai. Không nên sử dụng thuốc giảm đau đầu có thành phần aspirin và ibuprofen. Những loại thuốc giảm đau này có thể gây hại cho sự phát triển của em bé, đặc biệt nếu dùng trong ba tháng đầu. Nhiều bà bầu có thể dùng thuốc chứa acetaminophen khi mang thai. 

Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc thay thế để điều trị đau đầu khi mang thai và các biện pháp chữa đau đầu tự nhiên, chẳng hạn như:

  • Uống nhiều nước;
  • Nghỉ ngơi;
  • Miếng dán hạ sốt;
  • Mát xa;
  • Tập thể dục nhẹ nhàng;
  • Sử dụng các loại tinh dầu, chẳng hạn như bạc hà, hương thảo và hoa cúc.
Bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 và trong thai kỳ có đáng lo ngại? 4
Nhiều biện pháp không dùng thuốc có thể hỗ trợ giảm đau đầu cho bà bầu

Tuy nhiên, nếu như cơn đau đầu của bạn có những dấu hiệu cảnh báo và đi kèm một số triệu chứng khác, bạn cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Trên đây là một số nguyên nhân đau đầu ở phụ nữ mang thai và giải đáp cho câu hỏi bà bầu bị đau đầu tháng thứ 4 có nguy hiểm không. Nếu bạn đang mang thai và lo lắng tình trạng đau đầu của mình có thể liên quan tới một số bệnh lý, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm căn nguyên gây đau đầu nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin