Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bà bầu có được ăn dưa cà muối không và nên ăn bao nhiêu?

Ngày 28/11/2022
Kích thước chữ

Cà pháo là món ăn rất quen thuộc, bình dị nhưng lại rất dễ ăn và “hao cơm”. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của bà bầu trong giai đoạn mang thai cần kỹ càng hơn để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu có được ăn dưa cà muối không?

Dưa cà và những món rau củ muối chua ăn với cơm hoặc có thể chế biến ra nhiều món khác rất ngon. Đây là những món có vị chua chua khiến những bà bầu rất thèm ăn. Tuy nhiên những thông tin về dinh dưỡng và đặc điểm của món ăn này có phù hợp với bà bầu hay không thì không nhiều người biết. Vì vậy rất nhiều chị em thắc mắc bà bầu có được ăn dưa cà muối không? Vì thế đây là bài viết giúp các bà bầu giải đáp những thắc mắc này. Hy vọng những thông tin sẽ giúp cho các mẹ hiểu biết, tự tin hơn về việc chăm sóc sức khỏe cả mẹ và thai nhi ăn uống một cách khoa học trong thai kỳ.

Các chất dinh dưỡng có trong cà pháo

Trước khi tìm hiểu bà bầu có được ăn dưa cà muối không thì hãy cùng tìm hiểu về những chất dinh dưỡng có trong cà và dưa muối nhé. Cà pháo muối có tên khoa học là solanum torum, tên phổ thông tiếng Anh là Thai brinjal.

Bà bầu có được ăn dưa cà muối không và nên ăn bao nhiêu?-1 Bà bầu có được ăn dưa cà muối không và nên ăn bao nhiêu?

Quả cà pháo có màu trắng, tròn nhỏ và khi chín có màu vàng. Trong cà cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng như magie; kali; chứa protein; sắt; kẽm. Trong cà muối cũng có nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể như vitamin B1; B2, tiền vitamin A; vitamin C… Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, vị ngọt; tính hàn có tác dụng tiêu viêm, tán huyết; chỉ thống; lợi tiểu; nhuận tràng; trị thũng thấp độc; trừ hòn cục trong bụng; ho lao…

Các chất dinh dưỡng có trong dưa muối

Trong dưa muối cũng có một số chất dinh dưỡng như protein, chất béo và cholesterol, protein và chất béo. Món dưa muối cung cấp kali, sắt, natri, chất xơ, một số canxi, vitamin A, C và K. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng trong cà muối không nhiều.Nếu tính cụ thể các chất trong ¼ bát dưa muối có 4 kcal, 1g chất đạm, chưa tới 1g chất béo, 1g Carbohydrate, chưa đến 1g chất xơ, đường cũng chỉ chưa tới 1g. Có một ưu điểm khác là trong dưa muối có nhiều probiotic, đây là một loại men vi sinh rất có lợi cho sức khỏe. Trong dưa muối có những giá trị dinh dưỡng thấp như vậy, bầu có được ăn dưa cà muối không?

Bà bầu có ăn được dưa cà muối không?

Bầu có ăn được cà muối không?

Bầu có được ăn dưa cà muối không? Câu trả lời là "Có". Tuy nhiên, theo những chuyên gia về dinh dưỡng, cần lưu ý một điều là trong cà pháo có hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5 - 10 lần so với giới hạn an toàn. Khi cà pháo còn sống thì hàm lượng này rất cao. Nếu ăn cà pháo sống sẽ có nguy cơ bị ngộ độc. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cà pháo như tiêu chảy, buồn nôn, ảo giác…

Bà bầu có được ăn dưa cà muối không và nên ăn bao nhiêu?-2 Bà bầu có thể ăn cà muối được nhưng cần hạn chế

Theo Đông y thì khi ăn món ăn có tính chất hàn thì không nên ăn chung với cà. Vì vậy kinh nghiệm dân gian món cà pháo thường được bổ sung những loại như tỏi, ớt những gia vị mang tính ôn kèm theo. Trong cà pháo có hàm lượng chất solanin cao nên người mới ốm dậy, người tăng nhãn áp, người bị suy nhược cơ thể thì tuyệt đối không nên ăn sống.

Khi cà được muối chua nên đã giảm tính độc. Vì vậy, bà bầu có thể ăn được cà muối. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Mỗi lần chỉ nên ăn một vài trái. Theo kinh nghiệm dân gian thì bà bầu nên bỏ hạt khi ăn cà muối. Hạt cà muối được cho rằng là nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Bầu ăn dưa muối được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn được dưa muối. Tuy nhiên, dưa muối và cà muối bà bầu chỉ nên ăn ít để giải tỏa cơn thèm. Tuyệt đối không nên ăn nhiều và thường xuyên như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai thì các món ăn đều được ăn ở mức độ vừa phải, không nên hiểu theo cách một số người là ăn gấp đôi ăn cả phần cho con.

Bà bầu có được ăn dưa cà muối không và nên ăn bao nhiêu?-3 Dưa muối không phải là món cấm bà bầu ăn

Ăn dưa cà muối có gây ra tình trạng sinh non không?

Sinh non có nghĩa là tình trạng thai nhi chào đời sớm khi chưa đủ tháng đủ ngày. Trẻ sinh non sẽ gặp rất nhiều nguy cơ về sức khỏe như sức khỏe kém hơn trẻ sinh đủ ngày tháng, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn thân nhiệt và vàng da…

Trong cà muối và dưa muối nếu ăn nhiều đều không tốt cho bà bầu. Mặc dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra việc ăn cà muối và dưa muối dẫn tới hiện tượng sinh non. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe.

Cách ăn dưa cà muối an toàn cho bà bầu

  • Bà bầu chỉ cần biết cách ăn dưa cà muối thì vừa đã cơn thèm vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe. 
  • Khi mang thai, bà bầu không nên ăn dưa cà muối xổi. Chỉ ăn cà dưa muối đã đủ độ chín, đủ đủ độ chua và cũng không nên ăn dưa cà muối chua quá và có nổi váng trắng hoặc đen.
  • Trong cà muối xổi có hàm lượng nitrat cao bị chuyển hóa thành nitrit. Sinh vật có trong cà muối tác động, kết hợp cùng các axit amin trong các thực phẩm khác trở thành nitrosamine - chất gây nguy cơ ung thư.
  • Khi ăn cà muối nên tự tay muối để đảm bảo vệ sinh, không nên mua cà và dưa ở ngoài về ăn sẽ không chắc chắn vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo chuyên gia khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn 1 - 2 lần và mỗi bữa chỉ ăn vài quả cà hoặc một chút dưa.
  • Khi muối dưa cà nên muối ở bình thủy tinh hoặc bình gốm, không nên muối trong hũ nhựa. Bởi vì khi muối trong hũ nhựa sẽ gây ra những phản ứng hóa học sản sinh chất độc trong quá trình muối. Không nên ăn dưa cà muối vào bữa tối bởi vì như vậy thai phụ sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng khó tiêu.

Chốt lại câu hỏi bầu có được ăn dưa cà muối không, thì câu trả lời là có. Câu trả lời này đã không làm những bà bầu thèm đồ chua thất vọng. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên nên ăn ít và một tuần chỉ nên ăn đến 2 lần để đảm bảo sức khỏe. Hy vọng với những thông tin này các bà bầu sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin