Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không?

Ngày 10/07/2022
Kích thước chữ

Thai phụ luôn là những đối tượng được ưu tiên chăm sóc đặc biệt. Chỉ cần một thay đổi nhỏ thôi cũng làm cho bà bầu lo lắng bất an. Trong đó, vấn đề bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không và nguyên nhân bị đau bụng dưới xuất phát từ đâu luôn được nhiều người quan tâm.

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là một trong những hiện tượng mà hầu hết các thai phụ đều gặp phải. Tuy nhiên đau bụng dưới tháng cuối mang nhiều tính chất khác nhau. Có những trường hợp là bình thường, cũng có trường hợp là "điềm báo" nguy hiểm. Để làm rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân bà bầu đau bụng dưới tháng cuối

Việc đau bụng dưới thường xuyên, liên tục vào tháng cuối làm các bà bầu lo lắng liệu bản thân đã sắp sinh hay không. Nhất là dấu hiệu này hay nhầm lẫn với các phản ứng bình thường của thai kỳ. Và một hiện tượng dễ nhầm lẫn với chuyển dạ nhất là đau đẻ giả (cơn gò Braxton Hicks). Vậy cần phân biệt như thế nào?

Đau đẻ giả ở bà bầu

Do cơn gò Braxton Hicks diễn ra không thường xuyên và không theo một chu kì nhất định. Thường xuất hiện khi mẹ hoạt động hoặc bị kích thích mạnh. Cơn đau sẽ gây co thắt khó chịu nhưng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, khoảng một giờ rồi biến mất.

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không? 1 Đau bụng dưới tháng cuối ở bà bầu có thể là đau đẻ giả

Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ)

  • Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối diễn ra thường xuyên liên tục và kéo dài.
  • Kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau nhức ở vùng lưng. 

Khi xác định được tình trạng của bản thân. Nếu là dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện ngay. 

Táo bón

Bà bầu thường hay xuất hiện những cảm giác chán ăn, ăn không ngon, đôi khi lại thèm ăn không kiểm soát. Việc ăn uống thiếu khoa học, không đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn vào cơ thể quá lượng thức ăn cần thiết là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.

Bên cạnh đó, việc chèn ép liên tục của tử cung lên thành ruột hay sự tăng nhanh nồng độ Progesterone làm giảm nhu động ruột cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau dữ dội ở phần bụng dưới.

Để khắc phục tình trạng này, thai phụ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân, lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp.

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không? 2 Bổ sung thực phẩm xanh, sạch dễ tiêu hóa

Các vấn đề về gan hoặc túi mật

Đau bụng là triệu chứng rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Nếu bà bầu có dấu hiệu đau bụng ở phần trên bên phải, dưới hoặc gần xương sườn, có thể là do các vấn đề về gan hoặc túi mật gây nên.

Bà bầu có thể buồn nôn, nôn hoặc có cơn đau quặn thắt, vàng da, ngứa… Tình trạng này do thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ gây ra tình trạng "chứng ứ mật thai kỳ" .

Viêm tụy gây đau bụng trên, buồn nôn hay thay đổi màu sắc của phân. Viêm tụy do viêm ở tuyến tụy làm nhiễm trùng, chấn thương. Tùy vào tình trạng, nguyên nhân sản phụ có cân nhắc cần phải nhập viện hay không. 

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không? 3 Đau bụng buồn nôn do vấn đề gan mật gây nên 

Đau bụng dưới có phải là dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Khi thai phát triển khỏe mạnh, tử cung căng ra làm da vùng bụng căng lên. Nếu bà bầu chỉ cảm thấy căng ngứa và đau ở bên ngoài chứ không phải sâu bên trong thì đây là triệu chứng da căng khi mang thai.

Thai nhi càng lớn, các cơ bụng phải căng ra để phù hợp với kích thước của đứa trẻ. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể cũng có thể thay đổi khi sản phụ đi lại hoặc di chuyển, làm tăng khả năng nguy cơ bị chấn thương. Lúc này bà bầu sẽ cảm thấy vùng bụng căng ra và đau trướng. 

Ở tháng cuối, thai nhi phát triển chèn lên các dây thần kinh, cơ và các thớ thịt trong bụng mẹ. Các bà bầu sẽ bị đau bụng dưới âm ỉ hoặc căng tức khiến cơ thể khó chịu mệt mỏi, cử động khó khăn đặc biệt khi đứng lên hay thay đổi động tác đột ngột. 

Phần lớn các chị em khi mang bầu đều sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Điều này là hoàn toàn bình thường và cho thấy em bé của bạn đang phát triển rất tốt. Như vậy, mỗi khi thai nhi đạp mạnh, thành bụng của mẹ mẽ căng cứng hơn mức bình thường. Khi đó, bà bầu có cảm giác đau vùng dưới rõ rệt hơn nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài lâu mà nhanh biến mất.

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không? 4 Thai nhi đạp bụng mẹ tháng cuối thai kỳ

Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không?

Khi những cơn đau đơn thuần dần biến đổi trở lên đau dữ dội hơn, kèm theo những triệu chứng bất ổn mạnh. Điều đó có thể là bà bầu đang gặp phải tình trạng nguy hiểm. Giả dụ như:

Nhau bị bong non

Trong quá trình mang thai, tử cung của thai phụ sẽ song hành với bánh nhau (cơ quan có chức năng cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé). Tuy nhiên, do một số tiêu cực khác nhau mà nhau thai có thể bị bong ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ, trước khi sinh.

Khi đó, bà bầu sẽ nhận thấy căng cứng và đau nhức ở tử cung đồng thời đau bụng kèm theo chảy máu ở vùng kín… Tình trạng nhau bị bong non có thể nguy hiểm đến tính mạng, thai phụ cần đến gặp bác sĩ nhanh nhất tránh gặp phải vấn đề không mong muốn xảy ra.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau bụng dưới tháng cuối có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, có đến 10% thai phụ có nguy cơ gặp phải vấn đề này. Những dấu hiệu phổ biến của triệu chứng này là:

  • Đau bụng dưới dữ dội vùng trên xương mu hoặc vùng chậu.
  • Đau, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu, tiểu thường xuyên, đột ngột nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi tanh.
  • Trường hợp nặng: Bà bầu bị sốt, ớn lạnh đau bụng nặng, đi tiểu ra mủ hoặc ra máu.

Tình trạng này nếu không phát hiện sớm, có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, gây ảnh hưởng đến trẻ và mẹ thậm chí là tính mạng. Nếu có dấu hiệu này cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Một số biện pháp giảm cơn đau bụng cho bà bầu 

Bà bầu đau bụng tháng cuối cần bình tĩnh xác định tình trạng thân thể cùng thai nhi, nguyên nhân xuất hiện cơn đau để tìm cách xử lý phù hợp. Tùy theo mức độ và thời gian đau có thể tiến hành đến gặp bác sĩ để được tư vấn đầy đủ.

Nhưng nếu cơn đau chỉ là do chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc đau do sự chuyển động của thai nhi thì bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau để kiểm soát cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối:

  • Tắm mỗi ngày bằng nước ấm kết hợp với mát xa toàn thân để thư giãn.
  • Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe.
  • Chọn lựa những bộ quần áo rộng rãi thông thoáng. Tránh mặc đồ bó sát để tránh dẫn đến hiện tượng chèn ép cơ thể.
  • Không lên đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế. Hãy kê chân lên ghế thấp khi ngồi.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đúng giờ, đủ giấc mỗi ngày.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Có thể sử dụng nước ép trái cây để bổ sung vitamin.
  •  Bổ xung khoáng chất, canxi… thực phẩm cần chế biến dễ tiêu.
  • Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Phòng tránh việc sinh non cần tuyệt đối không quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ.
Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có nguy hiểm không? 5 Bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu đau bụng dưới tháng cuối thai kỳ

Đau bụng dưới tháng cuối trong thời kỳ mang thai có thể là dấu hiệu của việc thai nhi phát triển bình thường hay do những thay đổi bình thường của thai phụ gây lên. Tuy nhiên, các bà mẹ không nên chủ quan về điều đó.

Hãy tìm hiểu những thông tin thật kĩ về vấn đề đau bụng của bản thân. Trong trường hợp đau bụng kéo dài, dữ dội, vượt quá mức chịu đựng của bản thân; đau bụng kèm máu chảy từ âm đạo; co thắt diễn ra đều đặn, không có dấu hiệu thuyên giảm; thai phụ bị sốt, chóng mặt, buồn nôn… Cần đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và đứa con sắp chào đời có một sức khỏe tốt. Các bà mẹ hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt phù hợp và nên khám thai thường xuyên, định kỳ đều đặn nhằm nắm bắt tình trạng phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Trên đây là thông tin về câu hỏi "Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có sao không?" Chị em phụ nữ có thể đọc và tham khảo thêm. Dù gặp bất cứ tình huống nào cũng không nên làm bản thân hoang mang, mà hãy bình tĩnh và tìm hướng giải quyết phù hợp. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin