Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bấm huyệt chữa đau bụng như thế nào? Có đem lại hiệu quả hay không?

Ngày 07/11/2022
Kích thước chữ

Hầu hết mọi người đều từng trải qua triệu chứng đầy hơi và khó tiêu nhưng những triệu chứng xuất hiện thường xuyên thì cần phải điều trị. Bấm huyệt chữa đau bụng là một phương pháp điều trị y học cổ truyền có hiệu quả đối với chứng đầy hơi và các bệnh đau bụng đơn giản khác. Vậy cách bấm huyệt chữa đau bụng thực hiện như thế nào?

Đầy hơi và khó tiêu là những vấn đề rất phổ biến của hệ tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống không lành mạnh. Có nhiều phương pháp để giải tỏa cảm giác khó chịu này mà không cần dùng thuốc, trong đó phải kể đến bấm huyệt.

Đau bụng và dấu hiệu của bệnh lý nào?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đau bụng, bạn phải hiểu đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì. Đau bụng có thể do nhiều bệnh gây ra như nhiễm trùng, viêm nhiễm, táo bón và rối loạn đường ruột là nguyên nhân chính.

Nhiễm trùng đường ruột và máu khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng. Những bệnh nhiễm trùng này cũng có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Đau bụng kinh cũng là một nguyên nhân có thể gây ra đau bụng dưới, chúng cũng được biết đến là nguyên nhân gây đau vùng chậu.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây đau bụng bao gồm: 

  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Trào ngược axit gây ra chứng ợ nóng, ợ chua và các triệu chứng khác khi thức ăn trào ngược lên thực quản.
  • Đau bụng buồn nôn có thể do các bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra. 

Đau bụng mãn tính có thể là do một số bệnh lý như: 

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 
  • Đại tràng co cứng hoặc hội chứng ruột kích thích.
  • Bệnh Crohn.
  • Không dung nạp lactose, loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa mà cơ thể không tiêu hóa được.

Đau bụng dữ dội có thể xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Vỡ nội tạng như vỡ ruột thừa hoặc viêm ruột thừa.
  • Sỏi mật.
  • Sỏi thận, nhiễm trùng thận.
Bấm huyệt chữa đau bụng như thế nào? Có đem lại hiệu quả hay không? 1 Đau bụng có thể do nhiều bệnh gây ra như nhiễm trùng, viêm nhiễm, táo bón và rối loạn đường ruột

Bấm huyệt chữa đau bụng có hiệu quả như thế nào?

Bấm huyệt đã là một phương pháp trị liệu phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong y học cổ truyền từ xưa. Cho đến ngày nay, phương pháp này vẫn giữ giá trị và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Khi bấm huyệt đúng cách đến vùng bụng sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả giảm đau. Những tác dụng của bấm huyệt có thể kể đến như:

  • Kích thích tuần hoàn máu, giải phóng các khí ứ đọng trong cơ thể từ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng đau bụng, đặc biệt là đau bụng kinh ở phụ nữ. 
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, điều hòa co bóp dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột. Kết quả là đau bụng xuất phát từ hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón hay tiêu chảy sẽ thuyên giảm.
  • Ngoài ra, liệu pháp bấm huyệt còn có thể khắc phục hiệu quả tình trạng đau bụng do rối loạn hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên với trường hợp đau bụng do bệnh mãn tính thì không thể dùng bấm huyệt để điều trị mà chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ và cải thiện bệnh. Vì vậy, người bệnh nên đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Bấm huyệt chữa đau bụng như thế nào?

Cách bấm huyệt trị đau bụng thông thường

Nếu nguyên nhân đau bụng là do khó tiêu, đầy hơi thông thường, bạn có thể ấn và day các huyệt sau: 

Huyệt Trác Môn: Huyệt này nằm ở cuối xương sườn thứ 11. Huyệt Trác Môn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tiêu hóa kém. Bạn chỉ cần lấy đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng huyệt đạo trong khoảng 1 phút. 

Huyệt Quan Nguyên: Nằm ở trục giữa của cơ thể, dưới rốn khoảng 3 đốt ngón tay. Huyệt này tập trung sinh lực nên bằng cách xoa bóp huyệt này sẽ phát huy tác dụng bổ thận, tráng dương, bổ khí là và đặc biệt giảm đau bụng dưới, kiết lỵ, đại tiện phân sống. Để thực hiện, bạn dùng ngón tay ấn nhẹ vào huyệt trong khoảng 1 phút. 

Huyệt Trung Quản: Huyệt này nằm ngay dưới ngực, cách rốn chừng 4 đốt ngón tay. Huyệt này phát huy tác dụng chống đầy hơi, khó tiêu, đau bụng do đau dạ dày, viêm loét dạ dày khi ấn đúng kỹ thuật. Bạn dùng ngón tay day ấn huyệt Trung Quản trong khoảng 2 phút cho đến khi hết đau. 

Huyệt Hạ Ly: Đây là huyệt nằm trên mu bàn tay là giao điểm của đường dọc giữa ngón tay thứ 3 và 4 với đường ngang giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi bấm huyệt này và uống đủ nước sẽ nhanh chóng hết đau bụng tiêu chảy. 

Bấm huyệt giảm đau bụng kinh

Có 3 huyệt đạo giúp chị em thoát khỏi những cơn đau bụng kinh khó chịu là:

Huyệt Tam Nhãn: Vị trí này nằm trên ngón tay đeo nhẫn giữa đốt thứ ba và đốt thứ ba. Bạn chỉ cần dùng ngón tay cái ấn và giữ huyệt với lực vừa phải trong khoảng 10 phút. Sau đó thực hiện tương tự với tay còn lại. 

Huyệt Tam Âm giao: Vị trí của huyệt này cách mắt cá chân bên trong khoảng 3 đốt ngón tay lên trên. Để giảm đau bụng kinh, hãy bấm huyệt này trước kỳ kinh khoảng một tuần. Dùng ngón tay cái ấn và giữ huyệt trong khoảng 1 phút đến khi có hiện tượng tê nhức thì chuyển sang huyệt bên chân còn lại.

Huyệt Thập thất chùy hạ: Huyệt này nằm ở phía dưới đốt sống thắt lưng thứ 5 và xương chậu, dùng ngón trỏ ấn vào với lực nhẹ nhàng trong khoảng 3 - 5 phút, cơn đau bụng kinh sẽ nhanh chóng biến mất. Đây là cách bấm huyệt chữa đau bụng kinh rất hiệu quả. 

Bấm huyệt chữa đau bụng như thế nào? Có đem lại hiệu quả hay không? 2 Bấm huyệt chữa đau bụng hiệu quả cả với đau bụng kinh

Bấm huyệt chữa đau bụng do bệnh dạ dày

Đau bụng do bệnh dạ dày có thể thuyên giảm với cách bấm huyệt Túc tam lý. Vị trí của huyệt này là ở bên ngoài của cẳng chân, ngay dưới đầu gối, cách đầu gối khoảng 3 đốt ngón tay. Bạn dùng đầu ngón tay ấn vào huyệt với lực tăng dần cho đến khi cơn tê lan xuống chân chấm dứt, tức là lúc đó cơn đau đã giảm đáng kể.

Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa đau bụng

Bấm huyệt chữa đau bụng chỉ có tác dụng tức thời, bạn không áp dụng để giảm đau do các bệnh mãn tính gây ra. Tốt nhất khi bị đau bụng do bệnh lý, bạn nên đi khám để bác sĩ điều trị hiệu quả. Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa đau bụng:

Không bấm huyệt cho phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai, tác dụng của bấm huyệt có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi như sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, bạn không nên thực hiện các động tác bấm huyệt cho phụ nữ mang thai.

Nên thực hiện bấm huyệt ở phòng khám uy tín

Để có được hiệu quả bấm huyệt cao và an toàn, bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm trị liệu được công nhận. Bạn nên tìm hiểu đánh giá của khách hàng về dịch vụ bấm huyệt để yên tâm.

Không tư ý thực hiện khi không biết rõ các huyệt

Trong cơ thể con người có 36 huyệt vị nằm rải rác từ đầu đến chân vì thế bạn cần nắm rõ vị trí các huyệt để bấm huyệt chính xác mang lại hiệu quả và an toàn.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bấm huyệt

Trước khi xoa bóp bấm huyệt, bạn nên vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay chân để tránh gây trầy xước, tổn thương cho da. Ngoài ra, tránh nhiễm trùng nếu vô tình chạm vào vùng có vết thương hở.

Không bấm huyệt lên vết thương hở

Khi thực hiện bấm huyệt cần tránh thực hiện trên vết thương hở để không gây nhiễm trùng. Bạn có thể bấm huyệt ở vị trí khác hoặc vết thương lành để thực hiện.

Bấm huyệt chữa đau bụng như thế nào? Có đem lại hiệu quả hay không? 3 Khi thực hiện bấm huyệt cần tránh thực hiện trên vết thương hở tránh nhiễm trùng

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã nắm cách bấm huyệt chữa đau bụng. Nếu bạn bị đau bụng liên quan đến rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu thì hãy sử dụng một trong các cách trên để làm giảm cơn đau. Còn với tình trạng đau bụng cho bệnh lý thì nên đi khám tại bệnh viện.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin