Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo trong những tháng đầu đời của bé yêu. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc sữa mẹ được tạo ra như thế nào mà lại kỳ diệu đến vậy?
Khi vừa chào đời, sữa mẹ là ‘cực phẩm’ dành cho bé. Nguồn dưỡng chất này được hình thành ngay từ thời gian đầu mẹ mang thai và phát triển dần cho đến khi bé yêu ra đời. Quá trình sữa mẹ được tạo ra như thế nào sẽ được giải đáp cụ thể qua những thông tin dưới đây.
Trong thời kỳ đầu mang thai, vú của mẹ đã bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi từ bên ngoài lẫn bên trong. Đây là sự biến đổi cần thiết để tạo nên nguồn dinh dưỡng cho bé yêu sau này.
Nếu bạn đang trong thai kỳ, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ ràng qua cấu trúc bên ngoài bầu ngực. Ví dụ như bầu ngực trở nên mềm mại, to ra, núm vú và quầng vú đổi khác là một trong những dấu hiệu sớm nhất cho thấy bạn đã thụ thai và đang hình thành sữa mẹ. Một số chuyên gia còn tin rằng, sự thay đổi màu sắc của quầng vú sẽ giúp trẻ sơ sinh dễ dàng nhận biết vú của mẹ hơn, nhưng chưa có bằng chứng cho điều này. Thực chất mắt trẻ sơ sinh chỉ nhắm nghiền khi bú mẹ nên chúng không thể nhìn thấy quầng vú rõ được.
Sữa mẹ được tạo ra như thế nào? Một dấu hiệu khác cho thấy sữa mẹ đang dần hình thành là khi những nốt sần trên quầng vú trở nên to hơn và rõ hơn, thường là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Những vết sần này được gọi là tuyến Montgomery. Nó tiết ra chất dầu bôi trơn núm vú, ngăn ngừa khô, nứt và nhiễm trùng khi mẹ cho bé bú.
Trong khi có những biến chuyển rõ rệt từ bên ngoài của bầu ngực thì ở bên trong, sữa mẹ được tạo ra như thế nào?
Nếu từ bên ngoài, mẹ đã nhìn thấy được những thay đổi đáng kể thì ở bên trong bầu ngực, một bộ máy tạo sữa đang vận hành một cách mạnh mẽ hơn để chuẩn bị một nguồn sữa dồi dào cho bé yêu khi chào đời.
Mô nâng đỡ, tuyến sữa và chất béo bảo vệ tạo thành một phần lớn vú. Trong đó, mạng lưới các ống sữa chính được thiết kế để vận chuyển sữa qua vú đã được hình thành ngay từ khi bạn ra đời. Các tuyến sữa sẽ nằm yên cho đến khi bạn vào giai đoạn dậy thì, nồng độ estrogen tăng lên làm cho chúng phát triển và to lên. Khi mang thai, những tuyến này chuyển sang phát triển với tốc độ cao hơn. Đến lúc sinh con, mô tuyến vú sẽ mở rộng đáng kể. Đây là nguyên nhân làm cho bầu ngực của mẹ trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Cuối mỗi ống dẫn sữa đều có nhóm nhỏ các nang vú. Đây là các túi nhỏ chứa protein, đường và chất béo từ máu rồi chuyển chúng thành sữa. Quá trình chuyển đổi này được thúc đẩy bởi hormone prolactin - một trong những hormone chịu trách nhiệm cho con bú, chúng tăng lên một cách chóng mặt và kích hoạt các tế bào sản xuất sữa ở vú thai phụ.
Nếu chỉ có hormone prolactin thì vẫn chưa đủ để tạo ra sữa mẹ. Sữa mẹ được tạo ra như thế nào còn là sự cộng hưởng từ động tác bú mẹ của bé yêu.
Sữa được đưa vào miệng bé qua ống sữa nằm trong núm vú. Ống sữa thường có 15 - 20 lỗ nhỏ còn gọi là tia sữa. Khi bé mút, kích thích các dây thần kinh nằm ở đầu núm vú truyền tín hiệu tới tuyến yên nằm ở vỏ não. Tuyến yên truyền tín hiệu tiết ra hormone prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích các phế nang tiết ra sữa nhiều hơn. Oxytocin bắt các cơ nội mô vắt và đẩy sữa ra vào các ống dẫn sữa. Quá trình này là phản xạ truyền sữa cho con bú.
Một chu kỳ quan trọng duy trì nguồn sữa mẹ là đảm bảo cơ chế tiết sữa mẹ theo quy luật cung - cầu: bé bú nhiều - sữa tiết ra nhiều. Nếu có bất kỳ điều gì ngăn cản việc bé bú mẹ cũng sẽ khiến việc sản xuất sữa bị đình trệ. Vì thế, với những ai đang băn khoăn sữa mẹ về không đều thì có thể nguyên nhân là từ việc mẹ không cho con bú trực tiếp.
Sữa mẹ được tạo ra như thế nào? Hy vọng với những thông tin nêu trên đã lý giải phần nào về cơ chế tiết sữa mẹ một cách tự nhiên của cơ thể phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
Trang
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.