Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bạn đã biết cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh?

Ngày 27/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, dầu tràm là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các gia đình, đặc biệt là trong quá trình chăm sóc bé hàng ngày. Thế nhưng mẹ đã biết cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách và hiệu quả chưa? Nếu chưa, chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung sau đây để có cho mình kiến thức về cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh nhé!

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được yêu thương, quan tâm và chăm sóc trong mọi gia đình, công tác để nuôi dưỡng, giúp bé có thể phát triển khoẻ mạnh toàn diện là điều mà người làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn. Bên cạnh đó việc chăm sóc trẻ sơ sinh và lựa chọn những sản phẩm chuyên biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng là yếu tố mà ba mẹ cần được đề cao và chú ý khi dùng cho trẻ sơ sinh. Trong đó, không thể không kể đến một sản phẩm được nhiều gia đình tin dùng đó là dầu tràm, bởi công dụng mà nó mang lại, hôm nay hãy cùng tìm hiểu về cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh. 

Một số thông tin về dầu tràm

Dầu tràm là một loại tinh dầu thiên nhiên với chiết xuất từ lá cây tràm, bắt nguồn từ miền Bắc New South Wales nước Úc. Một điều khi nhắc đến tràm trà đó là mùi hương, mang đến hương thơm tự nhiên, tạo cảm giác dễ chịu, giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra dầu tràm trà còn giúp kháng khuẩn, giảm mẩn ngứa, ngừa vi khuẩn lây bệnh. Hiện nay, dầu tràm đang khá phổ biến trong các tủ thuốc của gia đình bởi sự lành tính, dịu nhẹ, giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng da ở trẻ. Tinh dầu được chiết xuất từ lá tràm thường là tràm trà hoặc tràm gió:

  • Tràm trà được chưng cất tạo ra tinh dầu nguyên chất với thành phần là Gamma-terpinene, terpinen-4-ol, giúp kháng khuẩn, trị viêm, giữ ấm hay trị mụn.
  • Tràm gió chiết xuất từ lá cây tràm và cành với thành phần chính Cineol (Eucalytol), α–Terminal, limonene mang đến công dụng giảm đau nhức, trị ho, ngăn ngừa bệnh cảm cúm.
Bạn đã biết cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh 1
Dầu tràm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe 

Cần lưu ý những gì khi cho trẻ sơ sinh dùng dầu tràm?

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những sản phẩm được tiếp xúc trực tiếp với da, sức khỏe của trẻ được quan tâm và chú ý hơn bao giờ hết. Dầu tràm được các mẹ sử dụng phổ biến rộng rãi bởi sự an toàn, dịu nhẹ nhưng đừng quá chủ quan, cần cẩn trọng trong cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh và đặc biệt lưu ý một số yếu tố sau đây để sản phẩm có thể phát huy hết công năng:

Kiểm tra phản ứng trên da bé trước khi dùng

Ai cũng cho rằng dầu tràm với thành phần thiên nhiên, lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, da trẻ rất nhạy cảm nên sẽ có những trường hợp ngoại lệ là làn da dễ bị kích ứng hoặc nổi mẩn ngứa. Vì vậy trước khi dùng trực tiếp trên da, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, kiểm tra phản ứng sản phẩm như thế nào bằng cách pha loãng dầu tràm với một ít nước ấm, đợi hỗn hợp tan đều và nhỏ vài giọt lên vùng da cánh tay hoặc chân của trẻ. Nếu thấy xuất hiện ngứa, nổi đỏ hay dị ứng da,... thì tuyệt đối không dùng cho trẻ, ngược lại nếu sản phẩm không gây phản ứng gì trên da thì có thể sử dụng bình thường.

Chú ý liều lượng sử dụng

Không phải cái gì dùng nhiều là tốt, cần biết giới hạn, mức độ và cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh tùy thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe mỗi người, ba mẹ không nên lạm dụng dầu tràm quá nhiều để sử dụng cho con trẻ sẽ khiến làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ dễ bị tổn thương. Theo khuyến cáo từ bác sĩ nếu cho bé tắm hay xông hơi thì nên pha dầu tràm khoảng 3-5 giọt và pha chung với nước ấm. Còn nếu da bị côn trùng đốt, muốn massage giữ ấm cơ thể thì chỉ cần 1-2 giọt dầu tràm là đã đủ.

Bạn đã biết cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh 2
Cần chú ý liều lượng khi bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Không dùng dầu tràm cho vùng da nhạy cảm

Thông thường ba mẹ hay tìm kiếm dầu tràm nguyên chất vì chất lượng mà sản phẩm mang lại nhưng cũng chính vì nguyên chất mà dầu tràm có hoạt tính rất mạnh. Những vùng da mà ba mẹ nên lưu ý như là da mặt, đầu, bẹn, vùng cổ,... khi dùng dầu tràm có thể pha loãng trước hoặc thoa đều lên quần áo trẻ nhằm tránh trường hợp bị kích ứng, làm bé khó chịu.

Cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả?

Với những công dụng và lưu ý khi sử dụng dầu tràm, chắc hẳn các mẹ cũng đang phân vân cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh như thế nào để mang lại hiệu quả và an toàn, chúng ta có thể sử dụng dầu tràm cho trẻ thông qua những cách sau:

Cách 3: Dùng dầu tràm trước khi đưa bé ra ngoài

Thời tiết thay đổi thất thường, điều này khiến cho trẻ dễ bị ho, cảm lạnh, cảm gió nếu như không được chăm sóc cẩn thận. Thoa dầu tràm trực tiếp lên quần áo, bàn chân, lòng bàn tay, vào ngực của trẻ để giúp giữ ấm và tránh các bệnh lý trên khi đưa trẻ ra ngoài.

Cách 1: Khi vừa cho bé tắm xong

Cơ thể trẻ khi tắm xong các mạch máu chưa được lưu thông tuần hoàn, vì vậy mà các mẹ nên lấy một ít dầu tràm, cho vào lòng bàn tay, xoa đều và massage các vùng bụng, lòng bàn tay, bàn chân, ngực,… cho trẻ, giúp kích thích tuần hoàn máu, cơ thể của trẻ được giữ ấm.

Cách 2: Trước khi tắm cho trẻ

Nên cho vài giọt dầu tràm pha loãng chung với nước ấm trước khi tắm cho trẻ, lưu ý liều lượng dùng vừa phải, không cho quá nhiều tránh gây tổn thương cho làn da nhạy cảm và không dùng nước này để lau mặt cho bé nhằm giúp quá trình tắm không làm mắt bé bị cay hay bị kích ứng.

Bạn đã biết cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh 3
Có thể sử dụng dầu tràm trước khi cho bé tắm

Cách 4: Kết hợp vừa bôi dầu tràm vừa massage

Trẻ cũng cần được thư giãn, nghỉ ngơi, để trẻ có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn thì việc kết hợp massage với dầu tràm thực sự cần thiết và hiệu quả. Trước hết cần cho một ít dầu tràm vào tay mình sau đó xoa đều lên hai chân, hai tay, phần mông và đùi của trẻ, cần thao tác nhẹ nhàng, từ trên đi xuống, từ dưới đi lên, trong ra ngoài, sẽ giúp trẻ dễ chịu và có giấc ngủ ngon mà không quấy khóc.

Trên đây là những cách bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh, đồng thời cũng đưa ra một số lưu ý khi dùng dầu tràm cho trẻ. Hy vọng với bài viết này các mẹ sẽ có cho mình những cách sử dụng dầu tràm hiệu quả và an toàn cho bé nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm