Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau và sưng ở các khớp do tình trạng axit uric hình thành và tích tụ trong các khớp. Có nghiên cứu cho thấy rằng nước ép từ chanh tươi có thể hỗ trợ giảm nồng độ axit uric trong máu.
Tình trạng axit uric tích tụ trong các khớp, đặc biệt là ngón chân cái là nguy cơ của bệnh gút, gây đau và sưng khớp. Nước chanh được xem như một phương thức giúp giảm nồng độ axit uric ở người bị bệnh gút và viêm khớp khá hiệu quả. Vậy bạn đã biết cách kiểm soát axit uric bằng chanh tươi chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Chanh là một loại trái cây giàu vitamin C và axit citric. Ngoài ra, chanh còn là nguồn flavonoid thực vật có thể giúp chống lại bệnh tật và giảm viêm. Nước chanh giúp cơ thể có tính kiềm hơn, do đó nó làm tăng nhẹ độ pH của máu và các chất lỏng khác, nhờ vậy mà cơ thể cân bằng được nồng độ axit uric trong máu.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một con số cụ thể được đưa ra về lượng nước cốt chanh tươi mà một người cần tiêu thụ để giảm axit uric trong máu. Trung bình các nghiên cứu cho thấy liều lượng sử dụng hiệu quả sẽ tương đương một quả chanh (khoảng 30 ml) mỗi ngày, có thể dùng nước cốt nguyên chất hoặc pha loãng trong 2 lít nước.
Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh theo các phương pháp dưới đây để có thể kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể hiệu quả:
Uống nước chanh mỗi ngày vừa giúp hỗ trợ quá trình hạ axit uric trong máu, vừa là một phương thức phòng ngừa bệnh gút nếu không có triệu chứng. Khởi đầu ngày mới bằng một cốc nước chanh có thể giúp kiềm hóa cơ thể và hỗ trợ đào thải axit uric.
Trước khi vắt chanh, bạn nên lăn quả chanh trên bệ bếp hoặc mặt bàn vài phút để đảm bảo vắt hoặc ép chanh được dễ dàng và lấy được nhiều nước cốt hơn.
Cách tốt nhất để uống nước chanh là pha loãng. Cho toàn bộ nước cốt của 1 - 2 quả chanh vào bình đựng nước, sau đó cho nước ấm hoặc trà vào và khuấy đều. Đặc biệt, thay vì thêm đường thì có thể làm ngọt bằng stevia (cây cỏ ngọt) hoặc bạc hà.
Bổ sung thêm chanh vào bảng thành phần làm sốt trộn salad cũng là một cách để đưa chanh vào khẩu phần ăn uống hàng ngày giúp hỗ trợ giảm nồng độ axit uric của bạn.
Công thức sốt trộn đơn giản bao gồm nước cốt chanh và dầu ô liu - một loại dầu có tác dụng chống viêm. Trộn đều hai nguyên liệu này với nhau và gia giảm gia vị phù hợp với khẩu vị của bạn, sau đó kết thúc bằng việc cho sốt vào phần salad, trộn lên và thưởng thức.
Trong một số công thức nấu súp và canh, thêm chanh vào bước cuối cùng để tăng vị chua cho món ăn. Cách làm này cũng là một phương pháp để bổ sung nước chanh hàng ngày, vừa giúp tăng thêm hương vị món ăn.
Các nghiên cứu y khoa cho biết rằng đối tượng thuộc nhóm người lớn trưởng thành khi sử dụng chanh tươi để kiểm soát axit uric thì không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý trước khi sử dụng chanh tươi:
Nước chanh là một sự bổ sung phù hợp vào chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút để hỗ trợ giảm nồng độ axit uric có trong máu. Mong rằng bài viết này giúp bạn tìm được cách kiểm soát axit uric bằng chanh tươi và đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào về tình trạng bệnh, bạn nên tìm ngay đến bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.