Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bảng chỉ số thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết

Ngày 27/08/2022
Kích thước chữ

Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ và nhìn thấy con mình lớn lên khỏe mạnh chính là điều hạnh phúc nhất của mọi phụ nữ. Điều các mẹ bầu quan tâm nhất là con mình trong bụng có đang phát triển bình thường, khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ bảng chỉ số thai nhi theo tuần cũng như các thông tin liên quan.

Khi em bé còn ở trong bụng mẹ, các mẹ bầu cần phải đi kiểm tra thai định kỳ vì các chỉ số thai sẽ có trong kết quả siêu âm. Từ đó đánh giá được tốc độ cũng như tình trạng của thai nhi. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết rõ điều này, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay về bảng chỉ số thai nhi nhé!

Các chỉ số thai nhi mà mẹ bầu cần biết

Có rất nhiều thuật ngữ và ký hiệu về các chỉ số thai nhi, dưới đây là các ký hiệu của các chỉ số thai nhi quan trọng mà gia đình cần chú ý:

  • GA (Gestational age): Là tuổi thai, tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh. Đường kính lưỡng đỉnh được đo tại mặt cắt lớn nhất của hộp sọ thai nhi. 
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Ở nửa đầu thai kỳ, các bé sẽ cuộn người nên rất khó để đo độ dài đầu chân nên dùng chỉ số chiều dài đầu mông để thay thế. Ngược lại, ở những tuần cuối của thai kỳ chỉ số này sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu chân.
  • GSD (Gestational sac diameter): Đường kính của túi thai. Chỉ số được đo ở những tuần đầu của thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi của thai nhi.
  • EFW (estimated fetal weight): Cân nặng ước tính của thai nhi.
Bảng chỉ số thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết 1 Siêu âm cho biết một số chỉ số phát triển của thai nhi

Một số chỉ số thai nhi quan trọng khác:

  • TTD (Transverse trunk diameter): Đường kính ngang bụng thai nhi. 
  • AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng.
  • APTD (Anterior-Posterior thigh diamete): Đường kính trước, sau bụng.
  • HC (Head circumference): Chu vi đầu thai nhi.
  • AF (Amniotic fluid): Nước ối. 
  • OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm.
  • AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối.
  • EDD (Estimated date of delivery): Ngày sinh ước tính của thai nhi.

Bảng chỉ số thai nhi theo tuần

Dưới đây là bảng chỉ số thai nhi chi tiết tính theo tuần mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các mẹ bầu lưu ý từ tuần thứ 21 trở đi, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu chân.

Bảng chỉ số thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết 3 Bảng chỉ số thai nhi là điều mà các bậc cha mẹ cần quan tâm

Thời gian thai nhi phát triển trong bụng mẹ là khoảng 40 tuần. Nhưng từ tuần 1 đến tuần thứ 4, thai nhi chỉ là một phôi rất nhỏ, các thiết bị siêu âm sẽ rất khó có thể nhìn thấy và nhận ra hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Giai đoạn này nếu các mẹ bầu chưa nhìn thấy túi thai cũng đừng quá lo lắng, bạn sẽ sớm nhìn thấy em bé của mình sau khi em bé đủ lớn.

Ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có các chỉ số cần đặc biệt quan tâm. Từ tuần 4 đến tuần 7 của thai nhi, các bạn cần lưu ý đến đường kính túi thai và chiều dài đầu mông. Ở tuần thai thứ 6, túi thai có đường kính trong khoảng 14 - 25mm. Đến tuần thứ 7 khi siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của bé. Hãy hỏi bác sĩ sản khoa để tư vấn rõ hơn về các chỉ số này nhé.

Thời điểm khám thai định kỳ mà mẹ bầu cần lưu ý

Dưới đây là các thời điểm mà mẹ bầu nên đi khám thai để kịp thời phát hiện nếu thi nhi có bất thường và nhận được tư vấn của bác sĩ.

Tuần thứ 5 - 8 của thai kỳ: Siêu âm để xác định xem bạn có thai hay không. Xác định vị trí làm tổ của phôi thai, kiểm tra tim thai.

Tuần thứ 8 của thai kỳ: Nếu như bạn đi khám thai trước tuần thứ 5 của thai kỳ, bác sĩ sẽ hạn bạn đến khám vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Tuần thứ 8 của thai kỳ cũng là cột mốc để tính ngày sinh dự kiến của thai nhi theo siêu âm chính xác nhất. Làm double test để sàng lọc bệnh Down.

Tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày: Đây được xem là thời điểm vàng để phát hiện một số bất thường của thai nhi nếu có. Là thời điểm siêu âm đo độ mờ da gáy, kiểm tra khả năng mắc các bệnh di truyền của thai nhi.

Tuần thai thứ 16 đến 18: Ở thời điểm này, khi siêu âm bác sĩ có thể kiểm tra xem trẻ có bị các dị tật bẩm sinh ở mặt mũi, chân tay… hay không. Mẹ bầu làm triple test để dự đoán nguy cơ trẻ mắc Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác.

Tuần thai thứ 22 đến 24: Các dị tật tim bẩm sinh, phổi… nếu có thường được phát hiện ở giai đoạn này. Các bất thường về mặt phát triển của thai nhi cũng được đề cập để kịp thời điều chỉnh.

Tuần thai thứ 26 đến 28: Các dị tật muộn như giãn thận, não thất… sẽ được sàng lọc ở giai đoạn này. Có thể làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn tuần thứ 24 đến 28.

Tuần thai thứ 30 đến 32: Siêu âm thai 32 tuần tuổi có ý nghĩa xác định ngôi thai, ối, nhau và tiên lượng sinh. Siêu âm 4D để tầm soát lần cuối các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Tuần thai thứ 35: Siêu âm đo trọng lượng thai, dây rốn, nước ối, đo monitor đánh giá tình trạng phát triển thai, tiên lượng các dấu hiệu của suy thai.

Sau tuần thứ 35 của thai kỳ: Mỗi tuần thai mẹ bầu nên đi khám thai một lần hoặc nhiều hơn nếu có chỉ định của bác sĩ để theo dõi. Nếu thấy thai ít đạp, không đáp ứng khi mẹ lay hoặc 4 tiếng không thấy cử động thì cần đi khám để đề phòng suy thai.

Bảng chỉ số thai nhi và những điều mẹ bầu cần biết 4 Độ mờ da gáy, chỉ số quan trọng của thai nhi, có thể được xác định thông qua siêu âm

Việc siêu âm cho trẻ ở những mốc thai kỳ là điều rất quan trọng, điều này giúp bố mẹ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên nếu đi siêu âm quá nhiều cũng không tốt vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của mẹ bầu. Chính vì thế mẹ bầu nên cân nhắc số lần đi siêu âm trong thời kỳ mang thai nhé!

Nhà Thuốc Long Châu hy vọng qua bài viết trên các mẹ bầu có thêm nhiều hiểu biết về bảng chỉ số thai nhi cũng như ý nghĩ của các chỉ số. Chúc mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh, hãy theo dõi website của Nhà thuốc Long Châu để có thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích cho gia đình nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin