Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Băng huyết muộn sau sinh có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Băng huyết là tình trạng chảy máu nhiều của những sản phụ sau khi sinh. Trong tổng số các trường hợp bị băng huyết, thì tỷ lệ tử vong chiếm 25%. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho thai phụ sau sinh. Ngoài ra, sản phụ không nhất thiết bị băng huyết ngay sau khi sinh mà có những trường hợp băng huyết muộn sau sinh và nó thường đến sau khi sinh đẻ một đến hai tuần.

Băng huyết muộn sau sinh có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân là do đâu? Phải làm gì khi bị băng huyết muộn sau sinh? Đây là câu hỏi của những bà mẹ thường đưa ra trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Để biết thêm những thông tin về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!

Băng huyết muộn sau sinh là gì?

Sau khi sinh, tất cả các sản phụ đều bị chảy máu âm đạo. Nguyên nhân là do trong quá trình sinh đẻ tử cung bị bong lớp mô dày từ khi mang thai. Sự xuất tiết và chảy máu này được gọi là chảy máu sau sinh (Lochia). Lúc đầu, máu thường có màu đỏ tươi, sau đó dịch xuất tiết sẽ dần dần sáng màu hơn và lượng máu cũng giảm dần sau vài ngày. 

Mặc dù chảy máu sau sinh là điều thường thấy, tuy nhiên một vài phụ nữ bị chảy máu với số lượng lớn sau khi sinh thì cần phải được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị. Sự chảy máu quá mức này được gọi là băng huyết sau sinh (hay Postpartum hemorrhage). Trong vòng 24h đầu sau sinh, khối lượng máu chảy lớn được coi là băng huyết sớm sau sinh (hay Primary postpartum hemorrhage). Những trường hợp sản phụ bị chảy máu nghiêm trọng sau sinh vượt quá thời gian 24h đến 12 tuần chiếm khoảng 1% và những trường hợp này được gọi là băng huyết muộn sau sinh. Đa số các trường hợp băng huyết muộn sau sinh thường xảy ra sau khi sinh được 1 - 2 tuần. 

Băng huyết muộn sau sinh có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách điều trị 1
Băng huyết muộn sau sinh là tình trạng sản phụ xuất huyết muộn sau khi sinh được  1 - 2 tuần

Do đó, sau khi sinh nếu sản phụ gặp tình trạng chảy máu đỏ tươi kéo dài sau vài ngày mà vẫn không hết thì cần phải đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và tìm hướng giải quyết. Đây cũng có thể là nguyên nhân do một số bệnh lý khác gây ra. Bên cạnh đó, nếu lượng máu chảy ra nhiều làm ướt đẫm băng vệ sinh chỉ trong vòng 1h hoặc trong máu có xuất hiện những cục máu đông với kích thước lớn thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế ngay lập tức. 

Nếu sau khi sinh, sản phụ bị xuất tiết nhiều hoặc xuất hiện một trong các dấu hiệu bất thường sau thì cần phải được cấp cứu ngay:

  • Người mệt mỏi;
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt;
  • Nhịp tim nhanh, mạnh hoặc đánh trống ngực;
  • Ra nhiều mồ hôi lạnh;
  • Bồn chồn, lo lắng trong người;
  • Hay quên, lú lẫn. 
Băng huyết muộn sau sinh có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách điều trị 2
Mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt,… là các triệu chứng của băng huyết muộn sau sinh

Nguyên nhân gây băng huyết muộn sau sinh

Băng huyết muộn sau sinh xảy ra nếu tử cung của sản phụ không co bóp bình thường trở lại sau khi sinh. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu trong tử cung vẫn còn bị sót lại những mảnh nhau thai hoặc túi ối. Bên cạnh đó, nhiễm trùng cũng là một nguyên nhân gây ra băng huyết muộn sau sinh. 

Nếu thai phụ có tiền sử rối loạn đông máu toàn thân thì nguy cơ xuất huyết sau sinh thường cao hơn những trường hợp bình thường khác. Các biến chứng như tiền sản giật, nhau bong non hoặc hội chứng HELLP có thể làm bệnh lý này di truyền hoặc phát triển trong thời kỳ mang thai. Xuất huyết cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề đông máu của mẹ, dẫn đến chảy máu hoặc thậm chí làm nặng hơn tình trạng chảy máu này. Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên thì vẫn có những trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể gây xuất huyết. 

Yếu tố nguy cơ gây nên băng huyết sau sinh

Có một yếu tố nguy cơ không đồng nghĩa rằng bạn chắc chắn sẽ bị băng huyết sau sinh, nhưng chính nó làm tăng nguy cơ xuất huyết của sản phụ. Các yếu tố bao gồm: 

  • Tỷ lệ xuất huyết sau sinh xảy ra lớn hơn bình thường nếu tình trạng này đã xảy ra ở những lần sinh trước đó. 
  • Theo các chuyên gia nghiên cứu, phụ nữ Tây Ban Nha và Châu Á có tỷ lệ xuất huyết cao hơn những phụ nữ ở nơi khác. 
  • Tử cung không co giãn trở lại, đờ tử cung.
  • Xuất huyết sau sinh có thể xảy ra ở những bà mẹ đã sinh nhiều con, thời gian chuyển dạ dài hoặc nước ối quá nhiều.
  • Bong nhau non: Đây là tình trạng nhau thai bị tách hoàn toàn hoặc một phần ra khỏi thành tử cung trước khi sinh.
  • Nhau tiền đạo: Nhau thai nằm thấp hơn rất nhiều trong tử cung, bao trùm một phần hoặc tất cả cổ tử cung. 
  • Nhau thai bị sót: Nếu nhau thai không được đẩy ra hết khỏi tử cung trong vòng 30 - 60 phút sau khi sinh thì tử cung sẽ bị chảy máu ngay lập tức. 
  • Dùng thuốc mê hoặc thuốc gây chuyển dạ, thuốc để ngăn chặn các cơn co thắt có tác dụng phụ gây xuất huyết sau sinh. 
  • Chuyển dạ trong thời gian quá dài hoặc quá nhanh.
  • Do một vài bệnh lý liên quan khác: Nhiễm trùng, bệnh von Willebrand, đông máu nội mạch tỏa, viêm màng ối, ứ mật trong thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật…
Băng huyết muộn sau sinh có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết ở thai phụ sau khi sinh

Phương pháp điều trị khi băng huyết muộn sau sinh

Tính mạng sẽ bị nguy hiểm nếu sản phụ bị xuất huyết nhiều sau khi sinh, do đó đến bệnh viện để được điều trị là điều cần thiết. Điều đầu tiên khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất và truyền tĩnh mạch cho bệnh để cung cấp thuốc, đẩy nhanh quá trình phục hồi của tử cung. Dùng thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ băng huyết do nhiễm trùng. 

Kiểm tra siêu âm để xác định xem sản phụ còn bị sót nhau thai hay không. Trường hợp tử cung còn tồn tại những mảnh mô bệnh nhân cần được thực hiện kỹ thuật sản khoa là nạo buồng và nong tử cung để loại bỏ nhau thai còn sót. Ngoài ra, bác sĩ cũng thực hiện điều trị bằng cách đặt một “quả bóng” trong tử cung của bệnh nhân để tạo áp lực lên thành tử cung làm chèn ép thành mạch và đẩy nhanh quá trình đông máu. 

Trường hợp máu chảy quá nhiều, bệnh nhân có dấu hiệu bất thường về sự sống thì cần phải truyền máu ngay lập tức. Sau khi tình trạng chảy máu được kiểm soát, bệnh nhân vẫn được tiếp tục truyền dịch đường tĩnh mạch và truyền thuốc (thông thường là trong vòng 24h) để giúp tử cung của bệnh nhân được co hồi nhanh chóng. Đội ngũ y tế sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của bệnh nhân đến khi tình trạng băng huyết được kiểm soát hoàn toàn. 

Băng huyết muộn sau sinh có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách điều trị 4
Truyền máu là biện pháp cần thực hiện nếu sản phụ bị xuất huyết quá nhiều 

Dù là băng huyết sớm hay băng huyết muộn sau sinh đều rất nguy hiểm, do đó nếu bạn hoặc người nhà là sản phụ, cần theo dõi kỹ lưỡng tình trạng của bản thân sau khi sinh con, để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu xuất hiện những vấn đề không mong muốn. Trên đây là những thông tin về bài viết “Băng huyết muộn sau sinh có gây nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách điều trị” mà nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm