Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí cách giúp cha mẹ trò chuyện với con cởi mở mỗi ngày

Ngày 09/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trò chuyện với con là cách hiệu quả nhất để cha mẹ nắm được mọi tâm tư, tình cảm của con, định hướng và uốn nắn con trong từng chặng đường phát triển. Đây cũng là cách để tăng gắn kết tình cảm gia đình. Vậy bạn đã biết cách thích hợp để trò chuyện cởi mở cùng con mỗi ngày chưa?

Trò chuyện với con là việc “tưởng không khó mà khó không tưởng” với không ít bậc phụ huynh. Khi biết cách trò chuyện phù hợp, con cái sẽ thành thật chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống với cha mẹ. Nhờ đó, cha mẹ dễ dàng làm bạn với con, đồng hành cùng con trên mọi chặng đường phát triển. Bài viết này dành cho những ai đang lúng túng chưa biết nên trò chuyện cùng con thế nào chân thành và cởi mở.

Việc nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc không chỉ gói gọn trong chuyện ăn mặc, học hành. Một đứa trẻ sẽ cảm thấy thực sự hạnh phúc, được phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ, có hành trang vững vàng trong từng chặng đường phát triển khi có cha mẹ đồng hành. Có nhiều cách để cha mẹ đồng hành và làm bạn cùng con. Một trong số đó chính là biết cách trò chuyện cùng con một cách tôn trọng và cởi mở mỗi ngày.

Lợi ích khi cha mẹ biết cách trò chuyện với con hiệu quả

Việc cha mẹ biết cách trò chuyện hiệu quả với con mang đến những lợi ích lớn như:

Tạo sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, gia tăng sự thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình. Khi có sự thấu hiểu, các thành viên trong gia đình sẽ yêu thương, quan tâm nhau nhiều hơn. Chỉ vài phút tâm sự mỗi ngày cũng đủ để cha mẹ tạo nên sự kết nối mạnh mẽ với trẻ.

Bật mí cách giúp cha mẹ trò chuyện với con cởi mở mỗi ngày 1
Những đứa con dù ở lứa tuổi nào cũng mong muốn được trò chuyện cởi mở cùng cha mẹ

Khi biết cách trò chuyện với con, con bạn sẽ sẵn sàng mở lòng chia sẻ mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống của chúng ta bạn bè, học hành, mục tiêu cuộc sống, sở thích, những băn khoăn, lo lắng… Khi đó, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về con, theo sát con trên mọi hành trình phát triển bản thân theo từng độ tuổi. Đây là cơ sở để cha mẹ định hướng, giáo dục giúp con hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân đúng hướng.

Khi nói chuyện về sức khỏe tâm lý với trẻ, cha mẹ giúp trẻ được giãi bày mọi tâm tư tình cảm. Những áp lực, căng thẳng, lo lắng về mặt tinh thần của trẻ không bị dồn nén. Điều này rất quan trọng với đời sống tinh thần của trẻ, giúp phòng ngừa tình trạng nổi loạn, rối loạn tâm lý hay trầm cảm ở học sinh.

Những cuộc trò chuyện vui vẻ, ấm áp, gần gũi giữa cha mẹ với con cái cũng khiến trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sống vui vẻ và lạc quan hơn. Đây là suối nguồn ấm áp nuôi dưỡng tâm hồn bé, giúp bé lớn lên trở thành người giàu tình cảm, có nhân cách và đạo đức tốt.

Trò chuyện cùng cha mẹ cũng giúp phát triển kỹ năng giao tiếp tự tin ở trẻ, kỹ năng tư duy, phản biện, tóm tắt vấn đề…

Cách giúp cha mẹ trò chuyện với con cởi mở mỗi ngày

Dù biết trò chuyện với con mang đến những lợi ích to lớn nhưng không ít bậc phụ huynh còn lúng túng không biết nên trò chuyện cùng con thế nào. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy thử tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!

Bật mí cách giúp cha mẹ trò chuyện với con cởi mở mỗi ngày 2
Trò chuyện với con chính là cách để cha mẹ đồng hành và theo sát sự trưởng thành của con

Sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu của trẻ

Tùy từng độ tuổi của con, cha mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp để trẻ thấy cha mẹ gần gũi và giống như những người bạn. Với trẻ nhỏ bạn có thể dùng ngôn ngữ nhí nhảnh, dễ thương. Với trẻ lớn bạn có thể dùng “ngôn ngữ teen” để giao tiếp với trẻ. Khi nhận thấy cha mẹ giống như những người bạn, trẻ sẽ chia sẻ mọi chuyện một cách cởi mở hơn.

Khi trò chuyện nên tập trung tuyệt đối

Những cuộc trò chuyện với sự tập trung của các bên giao tiếp được đánh giá là cuộc trò chuyện chất lượng. Chỉ khi bạn tập trung, trẻ mới có cảm giác được tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu. Cha mẹ nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để trò chuyện cùng con. Và khi đó, hãy tránh xa bất cứ điều gì khiến bạn phân tâm như máy tính, tivi, điện thoại…

Không gian trò chuyện gần gũi, thân tình

Một cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu diễn ra trong không gian gần gũi, thân tình. Không nhất thiết cha mẹ phải trò chuyện cùng con cái trong tư thế mặt đối mặt, ngồi nghiêm túc trên bàn một cách đầy áp lực. Bạn có thể trò chuyện cùng con trong công viên, khi đi dã ngoại, trong phòng ngủ… Khi không gian càng ấm áp, trẻ chia sẻ mọi điều càng dễ dàng.

Bật mí cách giúp cha mẹ trò chuyện với con cởi mở mỗi ngày 3
Cần tạo không gian trò chuyện gần gũi, thân tình

Kiểm soát cảm xúc khi trò chuyện cùng con

Sẽ có những lúc bạn có cảm giác tức giận, thất vọng, muốn nổi nóng khi trò chuyện với con. Tuy nhiên, hãy hết sức bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc đến khi con chia sẻ xong những điều mình muốn nói. Chỉ cần bạn nổi nóng và cáu gắt xen ngang lời con nói, con sẽ không muốn hoặc không dám tiếp tục câu chuyện. Và chắc chắn, nhiều lần như vậy lặp lại, bạn sẽ không có được sự chia sẻ chân thành và cởi mở từ con.

Tránh những sai lầm khi trò chuyện cùng con

Có một số sai lầm không ít bậc cha mẹ mắc phải khi trò chuyện cùng con như:

  • Thể hiện thái độ bề trên, thiếu tôn trọng quan điểm của trẻ và luôn có tư duy áp đặt rằng cha mẹ luôn đúng, con cái phải nghe lời cha mẹ.
  • Không ghi nhận ý kiến, quan điểm của con và phủ nhận tất cả những điều con nói hay con nghĩ.
  • Tạo không gian trò chuyện căng thẳng, khiến trẻ lo lắng, sợ hãi, áp lực mỗi khi phải nói chuyện cùng cha mẹ.
  • Nội dung của cuộc trò chuyện luôn là để trút giận, la mắng, chỉ trích, bắt lỗi.
  • Cha mẹ bất đồng quan điểm khi trò chuyện cùng con, dẫn đến cãi vã trong cuộc trò chuyện sẽ khiến trẻ chán nản và muốn né tránh.
  • Cha mẹ không tập trung khi trò chuyện với con. Vào lúc con muốn tâm sự, cha mẹ không thực sự lắng nghe khiến con cảm thấy không được tôn trọng và không muốn tiếp tục sẻ chia.
Bật mí cách giúp cha mẹ trò chuyện với con cởi mở mỗi ngày 4
Không nên tạo không khí căng thẳng trong những lần trò chuyện cùng con

Việc trò chuyện với con nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Bởi mỗi một độ tuổi trẻ lại có nhu cầu giao tiếp, chia sẻ khác nhau. Khi trò chuyện đúng cách và thường xuyên với con, cha mẹ có thể giúp con hoàn thiện và phát triển tính cách, phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh một cách tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm