Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bật mí những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ba tháng đầu trong thai kỳ được coi là quá trình quan trọng nhất khi mang thai. Vậy trong khoảng thời gian này có cần kiêng kỵ điều gì không và nếu có thì đó là những gì? Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến thắc mắc những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai trong nội dung bài viết dưới đây.

Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai thì không tránh được việc thiếu những kiến thức cần thiết trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Ba tháng đầu mang thai là khoảng thời gian cơ thể phải thay đổi liên tục để thai nhi có điều kiện phát triển thuận lợi.

Vì sao ba tháng đầu mang thai cần phải kiêng kỵ?

Một thai kỳ được chia nhỏ thành 3 tam cá nguyệt. Đặc biệt giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên được xem là giai đoạn cực kỳ quan trọng vì nó sẽ quyết định đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.

bat-mi-nhung-dieu-can-kieng-ky-trong-ba-thang-dau-mang-thai 1.png
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quyết định đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi

Phụ nữ mang thai có hệ thống miễn dịch yếu hơn so với phụ nữ bình thường nên dễ mắc phải các bệnh có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Mặt khác, sự thay đổi nội tiết tố đột ngột khiến cơ thể người mẹ không kịp thích nghi để mang thai. Vậy nên cần phải kiêng kỵ một số việc để phôi thai có thể làm tổ và phát triển khỏe mạnh.

Những điều cần kiêng kỵ trong ba tháng đầu mang thai

Không ngồi vươn cao và ngồi xổm

Các chuyên gia khuyến cáo rằng các mẹ bầu không nên ngồi xổm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì ngồi xổm sẽ dễ làm tổn thương tử cung, cột sống, bụng dưới, bàng quang… Đồng thời, ngồi xổm sẽ khiến cơ thể mất thăng bằng, bà bầu dễ bị ngã và có nguy cơ sảy thai.

Ngồi xổm có nhiều nguy hiểm tiềm tàng đối với mẹ bầu và thai nhi:

  • Tăng áp lực lên tử cung và bàng quang.
  • Gây phù nề và giãn tĩnh mạch.
  • Đau nhức xương khớp ở chân đặc biệt là đau khớp gối.
  • Gây tổn thương cột sống.

Không hút thuốc, uống rượu, chất kích thích

Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai có nhiều nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân và thậm chí tử vong. Bên cạnh đó chất nicotin có thể làm rối loạn chức năng phổi và não đang phát triển của thai nhi. Hậu quả của việc uống rượu khi mang thai có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và rối loạn phổ rượu ở thai nhi hay còn gọi là FASD.

bat-mi-nhung-dieu-can-kieng-ky-trong-ba-thang-dau-mang-thai 2.jpg
Trong ba tháng đầu mang thai, bà bầu không nên hút thuốc

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị FASD:

  • Cấu tạo khuôn mặt bất thường.
  • Khả năng phối hợp và ghi nhớ kém.
  • Chậm nói, trí tuệ kém phát triển.
  • Chỉ số thông minh thấp.
  • Chậm chạp, phán đoán và suy luận kém.
  • Các vấn đề về tim, thận hoặc xương.

Tránh cạo gió khi bị trúng gió

Theo Đông y, cạo gió có tác dụng làm nóng cơ thể, kích thích các huyệt đạo, giúp giải cảm. Nhưng lưu ý rằng bà bầu không được cạo gió bởi vì các mạch máu có thể bị vỡ, gây xuất huyết dưới da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thay vì cạo, bà bầu có thể thoa dầu và xoa bóp nhẹ nhàng hoặc dùng cao dán salonpas. Ngoài ra, cần tránh quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Tránh gắng sức và tập thể dục quá mức

Lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên đối với phụ nữ mang thai:

  • Duy trì cân nặng bình thường.
  • Tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh.
  • Giảm đau thắt lưng, mệt mỏi.

Tuy nhiên, bà bầu không nên làm việc và vận động quá sức. Tập thể dục với cường độ cao có thể khiến các mẹ dễ bị ngã, mất sức, tăng nguy cơ động thai. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và lựa chọn các bài tập vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội…

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ cần lưu ý khi chọn mua các sản phẩm làm đẹp, nên tránh xa các sản phẩm có chứa retinol, avobenzone, oxybenzone, homosalate, aluminium chloride hexahydrate... Đây là những chất gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể gây dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Không sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ

Không phải loại thuốc nào bà bầu cũng có thể sử dụng như người bình thường, các hoạt chất có trong thuốc có thể vượt qua hàng rào nhau thai và gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Ngay cả các loại thuốc thông thường hoặc thực phẩm bổ sung có thành phần tự nhiên cũng chưa chắc đã an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì vậy cần phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm hỗ trợ nào.

bat-mi-nhung-dieu-can-kieng-ky-trong-ba-thang-dau-mang-thai 3.jpg
Bà bầu không nên sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ

Không nên đi giày cao gót

Khi mang thai, trọng lượng và trọng tâm của cơ thể mẹ bầu thay đổi. Vì vậy, việc đi giày cao gót rất dễ bị ngã, gây nguy hiểm cho thai nhi thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Cho nên bà bầu nên đi dép đế thấp, thoải mái, chống trượt có độ bám tốt để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Các tác hại khi mẹ bầu mang giày cao gót:

  • Co rút bắp chân.
  • Đau lưng.
  • Mất cân bằng.
  • Gây đau đớn và khó chịu.

Không nên ăn quá nhiều

Khi mang thai, bà bầu sẽ luôn cảm thấy thèm ăn. Điều này sẽ khiến các mẹ tăng cân một cách không kiểm soát. Tình trạng này xảy ra khiến tỉ lệ em bé có nguy cơ béo phì cao hơn sau khi sinh.

Mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý gì về tâm lý

Tâm lý thực sự quan trọng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Sự thoải mái tinh thần và tránh căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là những lý do tại sao tâm lý là yếu tố quan trọng và một số cách để duy trì tinh thần tích cực khi mang thai trong 3 tháng đầu:

  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Stress và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến thai nhi bằng cách tạo ra hormone căng thẳng trong cơ thể của mẹ, có thể ảnh hưởng đến phát triển và sức khỏe của thai nhi.
  • Duy trì sự ổn định hormone: Sự thay đổi tâm trạng và căng thẳng có thể gây ra sự biến đổi hormone không cần thiết. Điều này có thể ảnh hưởng đến tình trạng tâm trạng của bạn và cả thai kỳ.
  • Tăng khả năng sảy thai: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng quá mức và stress có thể tăng nguy cơ sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Để duy trì tâm lý tích cực và chăm sóc tâm trạng của bạn khi mang thai trong 3 tháng đầu, bạn có thể:

  • Tìm hiểu về thai kỳ: Hiểu rõ về quá trình mang thai và thay đổi cơ thể sẽ giúp bạn tự tin hơn và giảm sự lo lắng.
  • Thực hành thư giãn và yoga: Các kỹ thuật thư giãn và yoga có thể giúp bạn giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái.
  • Hỗ trợ tâm lý: Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, bạn đời hoặc chuyên gia tâm lý.
  • Chăm sóc bản thân: Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ, ăn uống cân đối và thời gian thư giãn riêng để giữ tâm lý ổn định.
  • Tham gia lớp học cho phụ nữ mang thai: Tham gia vào các lớp học dành riêng cho người mang thai có thể giúp bạn chia sẻ kinh nghiệm với những người khác và nhận được thông tin hữu ích về thai kỳ.

Lưu ý rằng tâm lý là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe khi mang thai, và nó có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bạn và thai nhi. Hãy tìm cách duy trì tâm lý tích cực và tìm kiếm hỗ trợ nếu bạn cảm thấy cần thiết.

Trên đây là thông tin về những điều cần kiêng kỵ trong 3 tháng đầu thai kỳ mà các mẹ cần quan tâm. Hy vọng với lời giải đáp trên đã giúp mẹ bầu có một chế độ sinh hoạt và tâm lý hợp lý để thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Xuất hiện dịch nhầy khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm hay không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm