Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bầu ăn cá cơm được không? Lợi ích sức khỏe cá cơm mang đến cho mẹ bầu

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ

Cá là một trong những nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bầu ăn cá cơm được không? Cá cơm mang đến cho mẹ bầu những lợi ích sức khỏe nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bầu ăn cá cơm được không? Cá cơm mang đến những lợi ích sức khỏe nào cho mẹ bầu? Đây là một chủ đề đang được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ một cách chi tiết. Do đó, đừng bỏ qua bài viết này mẹ nhé!

Bầu ăn cá cơm được không?

Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của mẹ bầu thường cao hơn so với mức bình thường. Điều này giúp cơ thể mẹ thích ứng với quá trình mang thai cũng như phát triển những cơ quan cần thiết để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Cùng với chế độ sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu cũng cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng. 

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần gia tăng các thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin & khoáng chất. Và cá chính là nguồn thực phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu này. Vậy bầu ăn cá cơm được không?

Bầu ăn cá cơm được không? Lợi ích sức khỏe cá cơm mang đến cho mẹ bầu 1Bầu ăn cá cơm được không

Cá cơm nằm trong danh sách các loại cá tốt cho sức khỏe bà bầu bởi loại cá này mang đến cho mẹ bầu hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng: cá cơm chứa rất nhiều canxi, omega 3, protein, sắt, natri, magie,… Đây đều là những vitamin và khoáng chất cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó, cá cơm có vòng đời tương đối ngắn, vì thế lượng thủy ngân cũng thấp hơn rất nhiều so với các loại cá biển khác, hoàn toàn an toàn với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Như vậy, việc mẹ bầu bổ sung cá cơm vào khẩu phần ăn sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và đảm bảo sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm khác, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung cá cơm một cách vừa phải. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 300 gam cá mỗi tuần và chia làm nhiều bữa, mỗi lần không nên ăn quá 100 gam cá cơm. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên lưu ý, nếu bản thân có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với cá cơm thì nên tránh ăn loại cá này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

Lợi ích sức khỏe cá cơm mang đến cho mẹ bầu

Bầu ăn cá cơm được không? Như đã lý giải ở trên, việc mẹ bầu bổ sung cá cơm vào khẩu phần ăn với một lượng vừa phải sẽ mang đến những tác động tích cực đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Vậy cá cơm mang đến cho mẹ bầu những lợi ích sức khỏe nào?

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cá cơm là thực phẩm sở hữu hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Đây là yếu tố giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu (LDL cholesterol) - một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Nhờ vậy, việc bổ sung cá cơm vào khẩu phần ăn sẽ hỗ trợ mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.

Giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu

Sắt là một trong những yếu tố vi lượng giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành huyết sắc tố, vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, dưỡng chất này còn tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme trong đó có enzyme miễn dịch. Nhờ vậy, sắt có liên quan rất lớn đến việc tăng cường sức đề kháng. 

Việc mẹ bầu ăn cá cơm không chỉ thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi… mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Bầu ăn cá cơm được không? Lợi ích sức khỏe cá cơm mang đến cho mẹ bầu 2Bổ sung cá cơm vào khẩu phần ăn giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt 

Tốt cho hệ xương khớp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá cơm chứa nhiều canxi, vitamin A không chỉ giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa chứng loãng xương và các vấn đề bệnh lý xương khác mà còn tác động tích cực đến sự phát triển của xương khớp, chống lại sự thoái hóa xương khớp.

Tốt cho mắt và làm đẹp da

Hàm lượng vitamin A có trong cá cơm ngoài giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mẹ bầu ra dưỡng chất này còn có thể ngăn ngừa các bệnh lý về mắt bao gồm thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Các axit béo thiết yếu có trong cá cơm cùng với hàm lượng lớn vitamin E và selen có tác dụng rất tốt trong việc trẻ hóa làn da, cải thiện sắc tố da giúp làn da chống lại sự lão hóa. Từ đó mang lại cho mẹ bầu làn da mịn màng, căng bóng và khỏe mạnh.

Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Cũng như các loại cá biển khác, cá cơm chứa nguồn chất béo omega 3 quan trọng, nhất là EPA và DHA đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển não bộ của bé yêu.

Ngoài ra, trong cá cơm còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác như vitamin D, sắt, canxi,… Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, giúp bé yêu sinh ra thông minh và nhanh nhẹn hơn.

Bầu ăn cá cơm được không? Lợi ích sức khỏe cá cơm mang đến cho mẹ bầuCá cơm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi

Một số cách chế biến cá cơm cho mẹ bầu

Cá cơm mang đến cho mẹ bầu và bé yêu những lợi ích sức khỏe vô cùng tuyệt vời. Do đó, trong thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung cá cơm vào khẩu phần ăn mẹ nhé. Dưới đây là một số cách chế biến cá cơm mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến mẹ bầu:

Cá cơm kho thịt

Nguyên liệu:

  • 200 gam cá cơm tươi;
  • 150 gam thịt ba chỉ;
  • 1 củ gừng;
  • 6 tép tỏi;
  • Gia vị: Dầu ăn, gói Knorr gia vị hoàn chỉnh.

Cách thực hiện:

Sơ chế nguyên liệu:

  • Cá cơm rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo nước.
  • Thịt ba rọi rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Gừng: 1 phần giã nhuyễn vắt lấy nước, 1 phần băm nhuyễn.
  • Tỏi băm nhuyễn.

Cách chế biến:

  • Ướp cá với nước gừng và 1 gói bột nêm trong vòng 15 phút để cá ngấm gia vị.
  • Bắc chảo nóng lên bếp, cho một chút dầu ăn, chờ dầu nóng thì cho thịt ba rọi vào xào cho đến khi thịt săn lại thì tắt bếp, vớt thịt ra đĩa.
  • Tiếp tục phi thơm tỏi và gừng băm nhuyễn sau đó cho cá và thịt ba rọi vào chiên sơ qua. Sau đó nêm nếm vừa ăn và hạ nhỏ lửa để cá kho cạn từ từ.
  • Múc cá cơm đã kho ra đĩa, rắc một chút tiêu và thưởng thức.

Cá cơm tươi kho mặn

Nguyên liệu: 

  • 500 gam cá cơm tươi;
  • Dầu ăn, tóp mỡ;
  • Hành và tỏi;
  • Gia vị: Tiêu, đường, nước mắm, bột ngọt.

Cách thực hiện:

  • Cá cơm tươi mua làm sạch, rửa sạch với nước muối pha loãng để khử tanh.
  • Ướp cá cơm cùng với nước mắm, nước màu làm từ đường, đường, bột ngọt, một chút tiêu và ớt trong vòng 30 phút.
  • Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn, phi thơm hành tỏi, cho tóp mỡ vào xào qua.
  • Cho cá vào chảo sau đó cho thêm một chén nước lọc. Đun nhỏ lửa cho đến khi nước kho cá sánh lại thành một hỗn hợp nước sền sệt thì tắt bếp. 
  • Cho ra đĩa và thưởng thức.

Cá cơm tươi chiên giòn

Nguyên liệu: 

  • 200 gam cá cơm tươi;
  • Bột chiên giòn;
  • Tỏi, ớt, chanh;
  • Các loại rau ăn kèm như dứa, dưa leo, xà lách,…

Cách thực hiện:

  • Cá cơm tươi mua về làm sạch và ngâm rửa với nước muối pha loãng.
  • Pha bột chiên giòn với nước tạo thành một hỗn hợp sệt. Nêm nếm gia vị với một lượng vừa đủ và khuấy đều. 
  • Cho cá vào bột và đảo đều để bột dính đều trên cá.
  • Bắc chảo lên bếp, cho một lượng dầu vừa phải, tiếp đến cho cá vào chảo chiên cho đến khi 2 mặt miếng cá cơm chín vàng đều thì vớt ra.
  • Làm nước chấm cá: khuấy đều 2 muỗng canh nước sôi, đường, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh nước mắm với tỏi ớt băm sẵn.
  • Bày ra đĩa và thưởng thức cùng rau ăn kèm đã chuẩn bị ở trên.
Bầu ăn cá cơm được không? Lợi ích sức khỏe cá cơm mang đến cho mẹ bầuCá cơm chiên giòn là một trong những cách chế biến được nhiều mẹ bầu ưa thích

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh lợi ích sức khỏe cá cơm mang lại cho mẹ bầu cũng như một số cách chế biến cá cơm mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này, các mẹ có thể có được câu trả lời cho câu hỏi "Bầu ăn cá cơm được không?" Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin