Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiết canh là món ăn dân dã, được nhiều người Việt Nam ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và những lợi ích được truyền miệng từ rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên, bà bầu ăn tiết canh được không?
Nhiều bà bầu trong quá trình mang thai thường xuyên thèm tiết canh. Đây là tình trạng hết sức bình thường. Bởi vậy, trên các diễn đàn mẹ và bé, có không ít người thắc mắc liệu bầu có ăn được tiết canh không. Để giải đáp thắc mắc này, còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Nhiều người cho rằng tiết canh là món ăn được chế biến từ các nguyên liệu tươi sống nên có không ít người tin tưởng vào những lợi ích mà món ăn này mang lại. Vì vậy, trước khi trả lời câu hỏi: “Bà bầu ăn tiết canh được không”, hãy cùng điểm qua những quan niệm sai lầm của người dân Việt Nam về tiết canh:
Nhiều người cho rằng, màu đỏ của món tiết canh chính là dấu hiệu cho sự may mắn, sung túc, đặc biệt là trong làm ăn. Bởi vậy, vào những ngày đầu năm hoặc đầu tháng, những hàng quán bán tiết canh đều đông kín người. Khách hàng tới đây đều có mong muốn rằng sẽ xua đuổi được vận xấu trong quá khứ và hy vọng vào những ngày tốt đẹp hơn.
Nhiều người quan niệm rằng ăn gì bổ nấy. Do tiết canh có nguyên liệu chính là máu nên sẽ giúp bổ máu, giúp hạ hỏa, thải độc và làm mát cơ thể. Tuy nhiên, do kết cấu lỏng nên thực chất tính mát của tiết canh chỉ có thể làm mát trong khoang miệng của người dùng mà thôi.
Người ta tin rằng lượng protein trong tiết canh lợn sau khi trải qua quá trình phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra một loại chất có thể khử trùng ruột. Tuy nhiên, nếu ăn phải tiết canh có chứa mầm bệnh, người bệnh còn có thể bị nhiễm độc ngược lại.
Bà bầu có ăn được tiết canh không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định về những lợi ích mà tiết canh mang lại. Tốt nhất, bà bầu không nên ăn tiết canh vì những tạp chất, vi khuẩn độc hại trong món ăn này có thể là ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể:
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau dạ dày, tả, lị,... đều là những bệnh có thể xảy ra nếu mẹ bầu ăn tiết canh không đảm bảo vệ sinh. Người tiêu dùng không thể chắc chắn chắn được rằng khâu chế biến có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không, khi lông, da, bụi bẩn, thậm chí là phân của gia cầm, động vật rơi vào trong tiết.
Ăn tiết canh gà, vịt,... có thể khiến mẹ bầu nhiễm virus cúm gà A/H5N1, A/H6N. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus cúm nói chung và cúm A nói riêng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Triệu chứng sốt ở người mẹ, kết hợp với độc tính của virus sẽ làm cho tử cung co bóp mạnh mẽ, dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Trong một số trường hợp, trẻ sinh ra có thể mắc dị tật bẩm sinh như: Hở hàm ếch, tim bẩm sinh, hở van tim, rối loạn tâm thần,...
Ký sinh trùng có nhiều trong thịt lợn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu lợn. Trên thực tế, trong máu lợn không có chứa vi khuẩn liên cầu lợn. Tuy nhiên, để món ăn thêm phần hấp dẫn, nhiều quán ăn không ngần ngại cho thêm cuống họng lợn băm nhỏ vào trộn chung với tiết. Đây chính là cơ quan trú ngụ của vô số vi khuẩn liên cầu lợn.
Loại vi khuẩn này nếu không được tiêu diệt ở nhiệt độ cao thì sẽ sống rất dai. Khi đi vào cơ thể sẽ gây sốt cao, mệt mỏi cho mẹ bầu. Nếu không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bào thai, khiến thai chết lưu hoặc làm hoại tử vùng mắt và não bộ của bé.
Hẳn mẹ bầu sẽ chẳng đoái hoài đến câu hỏi: “Bầu có ăn được tiết canh không?” khi biết trong tiết canh là môi trường trung gian để sán xâm nhập vào cơ thể. Nếu lỡ ăn tiết canh và nghi ngờ bản thân bị nhiễm sán lợn, bạn có thể tham khảo một số triệu chứng như: Sốt nhẹ, ngứa ngáy, sụt cân, cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng.
Lúc này, mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời, tránh tình trạng thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, không thể tránh được việc uống thuốc diệt sán sẽ làm tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi.
Giun xoắn là tình trạng hiếm gặp của sán lợn. Đây là những con sán đã trưởng thành trong cơ thể con người, nên mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Chúng sẽ ngay lập tức làm tổn thương đến các mô, cơ của cơ thể người mẹ, rồi đi theo đường máu đến khắp toàn bộ cơ thể, thậm chí là xâm nhập vào cả bào thai.
Vậy tóm lại bà bầu ăn tiết canh được không? Mẹ bầu dù thèm tiết canh đến mấy cũng tuyệt đối không nên tiêu thụ loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.