Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bé 15 tháng chưa biết nói có phải bất thường không?

Ngày 14/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ cả về nhận thức lẫn tư duy. Sự phát triển ngôn ngữ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên, một số bé 15 tháng chưa biết nói khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Hãy để bài viết dưới đây giúp ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

Bé 15 tháng chưa biết nói hoặc chậm nói hơn so với các bạn cùng tuổi khác khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng giao tiếp của bé đối với thế giới xung quanh. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu bé 15 tháng chưa biết nói có phải bất thường không nhé.

Vì sao bé 15 tháng chưa biết nói?

Khoảng 75% trẻ 15 tháng tuổi đã có vốn từ vựng riêng của mình như: Ba, ma, ha và từ yêu thích của trẻ ở khoảng độ tuổi này là “không”. Đây là những từ trẻ thường sử dụng khi giao tiếp với ba mẹ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ ở cùng độ tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Một số nguyên nhân dẫn đến bé 15 tháng chưa biết nói mà ba mẹ cần biết như:

Do yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc chứng chậm nói hoặc những vấn đề liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ thì tỷ lệ trẻ mắc chứng chậm nói cao hơn so với thông thường.

Cách dạy trẻ và cách tương tác với trẻ

Ba mẹ không dạy trẻ, không tạo ra các tương tác hỗ trợ trẻ học nói thì trẻ sẽ không có động lực học. Việc tạo động lực và thường xuyên khích lệ trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn.

be-15-thang-chua-biet-noi-co-phai-bat-thuong-khong 1.jpg
Ba mẹ không dạy và không tương tác với trẻ là nguyên nhân bé 15 tháng chưa biết nói

Do sức khỏe của trẻ

Nếu trẻ gặp vấn đề về thính giác như rối loạn thính lực, mất thính giác hoặc những vấn đề khác liên quan đến tai, mũi, họng bao gồm nhiễm trùng tai, rối loạn giọng nói,... thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe và tiếp thu ngôn ngữ. Trẻ mắc dị tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Yếu tố tâm lý và môi trường xung quanh

Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của bé. Khi bé đối mặt với những biến cố tâm lý liên quan đến gia đình thường bé sẽ không muốn giao tiếp với mọi người. Môi trường cũng là yếu tố chính tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu môi trường thiếu sự tương tác, thiếu hỗ trợ trẻ sẽ khiến trẻ bị chậm nói.

Bé 15 tháng chưa biết nói có phải bất thường không?

Theo các chuyên gia, trẻ 15 tháng tuổi đã có khả năng học và hiểu thông tin nhanh. Sự nhận thức và ghi nhớ đồ vật xung quanh được con thực hiện thuần thục. 15 tháng tuổi, trẻ chưa nói được nhiều từ nhưng vẫn có thể hiểu được mọi thứ và đáp lại lời của mẹ thông qua một số hành động. Chính vì vậy, bé 15 tháng chưa biết nói nhưng hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản từ ba, mẹ hoặc người thân thì đây không phải là vấn đề bất thường.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần quan sát các biểu hiện của con để sớm nhận ra sự bất thường trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Biểu hiện chậm nói ở trẻ 15 tháng tuổi gồm: Không phát âm được từ, cụm từ, không hiểu chỉ dẫn đơn giản từ ba, mẹ hoặc trẻ có biểu hiện nghe khó. Khi trẻ có những biểu hiện nêu trên, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn để thực hiện kiểm tra kỹ hơn.

be-15-thang-chua-biet-noi-co-phai-bat-thuong-khong 2.jpg
Bé 15 tháng chưa nói được nhiều từ nhưng vẫn có thể hiểu được những thứ xung quanh mình

Phương pháp hỗ trợ bé 15 tháng chưa biết nói

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 15 tháng chưa biết nói thì ba mẹ cũng cần biết một số phương pháp hỗ trợ con trong quá trình phát triển ngôn ngữ.

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để giao tiếp cùng con

Ba mẹ nên giao tiếp với con bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng để trẻ có thể dễ hiểu và tiếp thu tốt. Lưu ý, ba mẹ hãy đáp ứng những yêu cầu đơn giản từ con để con cảm nhận được mình được quan tâm và thấu hiểu. Từ đó giúp khích lệ con sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tham gia các hoạt động cùng con

Bên cạnh việc giao tiếp với con, ba mẹ cũng nên tham gia các hoạt động khác như vui chơi cùng con, xem chương trình dành cho trẻ,... Ba mẹ nên đặt câu hỏi và lắng nghe con nói, tạo điều kiện để con thể hiện cảm xúc cũng như ý kiến của mình. Điều này sẽ giúp con thêm tự tin và hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ của con rất tốt.

Phương pháp hỗ trợ thích hợp khác

Hiện nay có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như đọc truyện cùng con hoặc kể chuyện cho con nghe để giúp con mở rộng vốn từ vựng, thường xuyên cho con tham gia hoạt động cùng các bạn để giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp nhóm.

be-15-thang-chua-biet-noi-co-phai-bat-thuong-khong 3.jpg
Đọc sách cùng con là một trong những phương pháp hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của trẻ

Ngoài những phương pháp kể trên, ba mẹ cũng lưu ý trong quá trình hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của con, nếu con chưa làm được hoặc chưa làm tốt, ba mẹ cũng không nên gắt gỏng, đánh mắng con mà thay vào đó, ba mẹ nên bình tĩnh lắng nghe nhu cầu từ con, động viên con giao tiếp và thể hiện cảm xúc của mình.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về bé 15 tháng chưa biết nói có phải bất thường không. Hy vọng bài viết trên giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về nguyên nhân khiến con chậm nói cũng như phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Hãy cố gắng dành nhiều thời gian cùng con trò chuyện và giao tiếp thường xuyên hơn ba mẹ nhé.

Xem thêm: Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Cách để phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ chậm nói

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.