Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi phát hiện bé bị bệnh tay chân miệng hầu hết các bậc phụ huynh đều rất lo lắng, bối rối không biết phải làm gì và chăm sóc như thế nào để bé mau
Khi phát hiện các dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ như sốt nhẹ, kết hợp đau họng kèm các nốt ban đỏ ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân và nốt bọng nước ở miệng bạn cần đưa trẻ đi khám ngay. Các bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Tùy vào tình trạng bệnh của bé các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn việc dùng thuốc cũng như chăm sóc bé, bạn nên tuân thủ đúng các nguyên tắc này nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Các bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu được chăm sóc đúng cách bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày.
Nếu bé bị bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ có thể các bác sĩ sẽ cho bé điều trị kết hợp chăm sóc tại nhà. Dù vậy, các bạn cũng nên cho bé nghỉ học trong thời gian này để tránh lây lan dịch bệnh cho các trẻ khác cũng như giúp trẻ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và hồi phục về sức khỏe. Ngoài ra các bạn cũng nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người để phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh, đặc biệt là cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác trong nhà hoặc trẻ hàng xóm.
Để bé mau chóng khỏi bện cũng như hồi phục về sức khỏe ngoài việc tuân thủ đúng các quy định điều trị bạn cũng cần chú ý chăm sóc bé đúng cách. Cụ thể:
+ Đối với vấn đề về ăn uống: Bạn không cần phải kiêng khem quá mức, nhưng nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và hạn chế các loại thức ăn cứng và cay nóng để tránh gây cảm giác đau rát miệng cho bé. Nếu bé biếng ăn bạn cũng không nên ép trẻ quá, vì có thể gây tâm lý sợ ăn cho trẻ sau này. Thay vào đó bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, ngày có thể cho trẻ ăn từ 3-5 bữa, mỗi bữa cách nhau khoảng 3-4h nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
+ Đối với vấn đề vệ sinh: Cẩn đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ hằng ngày, tuyệt đối không kiêng tắm. Để tránh lây nhiễm, tạo điều kiện cho các virus gây bệnh ẩn nấp, gây bệnh bạn cũng nên duy trì và tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Đối với môi trường sống: Bạn cần duy trì cho bé môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang… là những nơi bé thường xuyên tiếp xúc nên các mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ hằng ngày để tránh mầm bệnh có nguy cơ ẩn nấp.
Trên đây là một số gợi ý về những việc cha mẹ nên làm khi phát hiện bé bị bệnh tay chân miệng. Mong rằng các bạn sẽ sớm áp dụng nhằm giúp bé mau khỏi bệnh và phát triển khỏe mạnh.
Xuân Phương
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.