Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bé bị đái dầm uống thuốc gì thì an toàn và hiệu quả?

Ngày 25/01/2023
Kích thước chữ

Đái dầm là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vậy bé bị đái dầm uống thuốc gì? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thông thường, bệnh đái dầm sẽ thuyên giảm dần khi bé lớn. Ngoài ra, bệnh đái dầm ở trẻ em cũng không quá khó trong việc chữa trị nếu phụ huynh biết cách trị đái dầm hiệu quả cho trẻ. Cùng nhà thuốc Long Châu trả lời câu hỏi bé bị đái dầm uống thuốc gì thì hiệu quả và an toàn nhé!

Nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở trẻ em

Bệnh đái dầm ở trẻ em là bệnh thường gặp và được chia làm hai loại đó là đái dầm tiên phát và đái dầm thứ phát. Đái dầm tiên phát chỉ những bé đái dầm từ nhỏ đến lớn và liên tục, đái dầm thứ phát là có một khoảng thời gian bé không đái dầm nhưng sau đó thì tái lại.

Nguyên nhân đái dầm tiên phát

Đái dầm tiên phát là dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Phần lớn các bé sẽ tự hết khi được 3 – 5 tuổi. Tuy nhiên, có một số bé đã lớn đến 10 – 15 tuổi mà vẫn bị bệnh đái dầm. Nguyên nhân đái dầm tiên phát ở trẻ em thường là do:

  • Bé chậm phát triển các kỹ năng cần thiết nên khi bàng quang đầy bé không thể kiểm soát được bàng quang, dẫn đến tình trạng đái dầm.
  • Bé ngủ quá sâu dẫn đến não bỏ lỡ tín hiệu khi bàng quang đầy.
  • Thói quen không tốt khi tắm, bé mải mê chơi đùa mà quên mất việc đi “tè”. Từ đó dẫn đến bé mắc tiểu vào ban đêm.
  • Hormone chống lợi tiểu (ADH) bị rối loạn.
  • Do bất thường về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang.
  • Đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền.

Bé bị đái dầm uống thuốc gì thì an toàn và hiệu quả? 1

Đái dầm tiên phát rất thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân đái dầm thứ phát

Đái dầm thứ phát thường xuất hiện ở độ tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ:

  • Bàng quang quá nhỏ dẫn đến khả năng giữ nước tiểu suốt đêm cũng ít hơn người thường. Ngoài ra, cơ bàng quang co thắt cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất khả năng kiểm soát bàng quang.
  • Khi bước vào tuổi dậy thì, các hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến hormone ADH. Điều này làm nước tiểu sản xuất nhiều hơn vào ban đêm.
  • Bệnh lý như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón…
  • Vấn đề liên quan đến tâm lý như lo lắng, căng thẳng…
  • Uống cà phê trước khi đi ngủ sẽ khiến ban đêm bé sẽ muốn đi “tè” nhiều hơn.
  • Những bất thường của hệ thống thần kinh.

Chẩn đoán bệnh đái dầm ở trẻ em

Một số tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái dầm ở trẻ em bao gồm:

  • Đi tiểu vô ý hoặc cố ý khi ngủ đêm.
  • Xảy ra khoảng 2 lần/tuần trong vòng ít nhất 3 tháng liền.
  • Độ tuổi ít nhất là 5 tuổi.
  • Đái dầm không đến từ việc thuốc lợi tiểu hoặc do bệnh lý toàn thân.

Mách mẹ cách trị bệnh đái dầm ở trẻ

Đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ thường xảy ra khi ngủ, hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy trẻ đái dầm phải làm sao? Bé bị đái dầm uống thuốc gì? Phụ huynh có thể thử một số cách sau để giảm bớt tình trạng đái dầm ở trẻ:

Thay đổi thói quen của bé

  • Hạn chế lượng nước bé uống sau bữa tối để giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Tuy nhiên mẹ vẫn cho bé uống đủ nước vào ban ngày nhé.
  • Không cho bé ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, ca cao hoặc socola hay nước ngọt, soda vào ban đêm.
  • Tập cho bé thói quen đi vệ sinh “đúng giờ” để chữa bệnh đái dầm ở trẻ em. Tốt nhất mẹ nên cho bé đi vệ sinh ít nhất hai lần trong hai giờ trước khi đi ngủ.
  • Không đánh thức bé dậy đi tiểu vào ban đêm để tránh làm bé mất ngủ.
  • Khen ngợi nếu bé có tiến bộ nhưng đừng phạt bé nếu tình trạng đái dầm vẫn còn.
  • Trấn an bé là cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10 tuổi trở lên.

Bé bị đái dầm uống thuốc gì thì an toàn và hiệu quả? 2

Tạo thói quen tiểu trước khi ngủ cho bé để hạn chế đái dầm

Đưa bé bị đái dầm đi khám

Mẹ có thể đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để khám và tìm hiểu tại sao bé lại đái dầm. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm ở trẻ em, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ cho bé khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ hỏi mẹ về tiểu sử bệnh án của bé để loại trừ các nguyên nhân từ các bệnh như táo bón, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu… Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi mẹ tình trạng đái dầm của bé, tần suất tiểu, lượng nước tiểu để xác định bé đang mắc chứng đái dầm tiên phát hay đái dầm thứ phát. Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu bé thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phân tích và đánh giá tình trạng bệnh tốt hơn.

Sau khi đã xác định nguyên nhân, tùy thuộc vào nguồn gốc bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cho bé như dùng thuốc trị đái dầm cho trẻ, dùng liệu pháp tâm lý hoặc thay đổi thói quen cho trẻ.

Bé bị đái dầm uống thuốc gì thì an toàn và hiệu quả? 3

Đôi khi bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bé để xác định nguyên nhân gây bệnh

Dùng thuốc điều trị bệnh đái dầm

Bé bị đái dầm uống thuốc gì? Nếu dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê cho bé thuốc Desmopressin Acetate (DDAVP). Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng Cholinergic nhằm làm tăng thể tích của bàng quang. Ngoài ra, Imipramine - thuốc chống trầm cảm cũng có thể được sử dụng để điều trị đái dầm cho bé.

Trên đây là một số thông tin về bé bị đái dầm thì uống thuốc gì? Có thể thấy bé bị đái dầm vẫn có thể được điều trị bằng thuốc. Do đó, nếu bệnh lý đái dầm ở trẻ trở nên bất bình thường, các bậc phụ huynh nên đưa con trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin