Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể trẻ em có đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh và các biểu hiện của bệnh thường rất phức tạp. Chẳng hạn như biểu hiện bé bị phát ban nhưng không sốt, đây là biểu hiện của nhiều bệnh mà có thể bạn không biết. Bố mẹ nên hiểu rõ biểu hiện và cách xử lý để kịp thời để giúp bé tránh khỏi tình trạng ngứa ngáy, quấy khóc, biếng ăn, cùng tham khảo một số thông tin bên dưới nhé!
Phát ban da là tình trạng da đỏ hoặc hồng, có gờ nổi cộm hoặc bằng phẳng so với các vùng da xung quanh. Đây có thể là dấu hiệu bệnh về da hoặc tình trạng cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với chất gây kích ứng, đều là những dạng tổn thương da xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Viêm da tiếp xúc là nguyên nhân hàng đầu có thể gây phát ban ở trẻ. Trẻ có làn da mỏng, yếu và nhạy cảm nên khi tiếp xúc trực tiếp với yếu tố/ chất gây dị ứng như: Côn trùng, nhựa thực vật, hóa mỹ phẩm, ánh nắng có cường độ mạnh, giày dép,… trẻ sẽ dễ dàng bị viêm da.
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, vùng da của trẻ thường nổi mẩn có màu hồng hoặc đỏ, đi kèm với triệu chứng phồng rộp, mụn nước, bong tróc da, ngứa ngáy, sưng đỏ và đau nhức.
Đặc biệt, triệu chứng của bệnh chỉ xảy ra tại vùng da có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên hầu như không làm phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào như sốt cao, mệt mỏi hay đau đầu.
Do hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và nhạy cảm hơn với các thành phần dinh dưỡng, nên trẻ nhỏ luôn là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng thực phẩm.
Khi dung nạp thức ăn dễ gây dị ứng, hệ miễn dịch có thể nhận định protein trong thực phẩm là dị nguyên và có xu hướng đối kháng bằng cách sản sinh các kháng nguyên.
Sau khi kháng nguyên được giải phóng, da của trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban kèm ngứa ngáy, châm chích và nóng rát.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý dị ứng thực phẩm còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như ngứa cổ họng, ho, tiêu chảy, đau bụng, khó chịu và bứt rứt nhưng hầu như không gây sốt.
Môi trường khói bụi, sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, không khí, nhiệt độ,... là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt.
Ngoài triệu chứng phát ban không sốt, trẻ bị dị ứng thời tiết còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy, khó chịu, hắt hơi.
Hăm tã là một dạng viêm da cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổI. Nguyên nhân chính là do khi da ma sát với tã lót, gây phát ban, nổi mụn nước, sưng đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.
Hăm tã không gây sốt hay các triệu chứng toàn thân khác. Tuy nhiên do tính chất gây ngứa nhiều, bệnh có thể khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú và mất ngủ.
Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng cấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi trẻ nhiễm virus rubella, enterovirus, adenovirus, echovirus,… Khi virus xâm nhập vào cơ thể, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào loại virus gây bệnh và tình trạng sức khỏe.
Sau khoảng vài ngày, thân nhiệt trẻ sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên ở thời điểm này, các ban da có màu hồng hoặc đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở mặt, tai rồi lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân. Các vết phát ban này thường vô hại và có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị y tế.
Ngoài ra, nếu trẻ bị sốt cao 3 ngày rồi phát ban thì có thể là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên nhanh chóng đăng ký tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Long Châu sớm nhất để phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Nổi mề đay là phản ứng của mao mạch ở lớp trung bì khi có các yếu tố kích thích như dị ứng, nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, tắm nước nóng,… Tình trạng này có thể khiến da xuất hiện sẩn ngứa, phát ban, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, sưng viêm và nóng rát.
Do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch kém nên trẻ nhỏ thường xuyên bị phát ban da không sốt do chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên bệnh lý này hầu như không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày.
Tỉnh trạng phát ban không sốt có thể giảm nhanh chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và sức khỏe yếu hơn, triệu chứng trên da có thể tiến triển kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian.
Vì vậy mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng nặng hơn sau:
Hầu hết các trường hợp phát ban không sốt ở trẻ nhỏ đều bắt nguồn từ các bệnh lý da liễu, dị ứng có mức độ nhẹ. Phát ban da thường không gây hại tuy nhiên triệu chứng này có thể gây ngứa, nóng rát và châm chích khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Để cải thiện các triệu chứng trên, bố mẹ nên thực hiện nhanh một số biện pháp sau đây:
Bạn nên xác định nguyên nhân gây phát ban và không cho trẻ tiếp xúc. Nếu đã tiếp lxusc với dị nguyên trong thời gian dài, tổn thương da có xu hướng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.
Vì vậy mẹ nên:
Da của bé cần được vệ sinh nhẹ nhàng, cẩn thận thường xuyên để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn trên da nhằm tránh gây kích ứng.
Bạn hãy tắm cho bé bằng nước ấm mỗi ngày và lau khô người cho bé nhẹ nhàng bằng khăn mềm và sạch, đặc biệt là chú ý vùng kín của bé luôn thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Ngoài ra, bạn nên lau người cho bé ngay sau khi đi vệ sinh.
Một mẹo nhỏ cho mẹ là hãy pha vài giọt tinh dầu khuynh diệp với nước tắm của bé để sát trùng, giảm viêm và ngứa ngáy. Ngoài công dụng giảm ho, nghẹt mũi và hắt hơi tinh dầu khuynh diệp còn có tác dụng đặc biệt như trên.
Nếu phát ban da gây nóng rát và châm chích, bạn có thể chườm khăn mát lên vùng da tổn thương từ 10 – 15 phút. Áp dụng cách này 1 – 2 lần/ ngày có thể giúp cải thiện tổn thương da và ngăn ngừa tình trạng bé khó chịu khiến vùng nổi đỏ lây lan rộng.
Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da tổn thương của trẻ 2 lần/ ngày. Da được dưỡng ẩm đều đặn có thể giảm mức độ ngứa ngáy, bong tróc và phục hồi nhanh chóng hơn.
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, dễ tổn thương vì vậy nếu bé bị phát ban không sốt kéo dài, triệu chứng ngày càng nặng, phụ huynh nên đưa bé đi khám và kê toa theo chỉ dẫn.
Thông thường, trẻ bị phát ban không sốt là biểu hiện của các bệnh về da do kích ứng, dị ứng với tác động từ môi trường. Vì vậy, bạn cần đọc kĩ các thành phần của sản phẩm dùng cho bé, vệ sinh nhà cửa thường xuyên và tránh để bé tiếp xúc với các vật dụng, đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thùy Trâm
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.