Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh á sừng ở tay là vị trí thường gặp nhất và chúng ta hẳn đã quá quen thuộc với căn bệnh này, tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân, hơn nữa bệnh còn có nguy cơ tái phát nhiều lần nếu không biết cách ngăn chặn kịp thời.
Bệnh á sừng ở tay là bệnh viêm da cơ địa ở tay với các biểu hiện thường thấy như da khô, nứt nẻ, dễ bong tróc trong mùa lạnh hoặc nóng khiến cho các đầu ngón tay, vị trí nứt dễ bị chảy máu. Đây chính là căn bệnh da liễu phổ biến nhiều người Việt thường mắc phải, nhưng không phải ai cũng biết cách kiểm soát tốt các triệu chứng một cách tối ưu nhất tránh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đọc ngay qua bài viết dưới đây với một số mẹo dân gian chữa trị căn bệnh này.
Ở giai đoạn đầu của căn bệnh ngoài da này, các triệu chứng phổ biến thường thấy đó là vùng da bị khô cứng và dần lan ra nhiều vị trí khác làm cho người bệnh cảm thấy ngứa rát, chính vì thế để hạn chế tối đa những tổn thương này, tất cả chúng ta đều phải nắm được các triệu chứng của bệnh theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:
Là hình ảnh phổ biến, chà xát quá nhiều vào vùng da bị á sừng sẽ dẫn đến chảy máu và khiến da tổn thương nặng hơn.
Cảm giác ngứa ngáy khó chịu đi kèm sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, bên cạnh việc không được phát hiện và chữa trị đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng nặng dẫn đến rối loạn ăn uống, sụt cân nghiêm trọng.
Khi da bị tổn thương sẽ trở nên khô nứt trong thời gian dài dẫn đến nhiều mảng da thừa, đó chính là lớp sừng bên ngoài sau khi da yếu đi, xuất hiện nhiều lớp vảy trắng, chúng ta thường có thói quen bóc, gỡ chúng ra, sau khi bong tróc sẽ để lộ một lớp da màu hồng, mỏng.
Đây là giai đoạn bệnh đã khá nặng, sau một khoảng thời gian ngứa kéo dài thì các mụn nước sẽ xuất hiện và vỡ đi sẽ khiến bạn ngứa dữ dội hơn nữa
Bệnh á sừng ở tay thực chất cũng chỉ là một căn bệnh viêm da cơ địa, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, nhưng không vì thế mà chúng ta trở nên chủ quan, nếu không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như:
Da có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn thông qua việc bài tiết chất độc thông qua lỗ chân lông, nếu da bị tổn thương sẽ dẫn đến bít tắc nhiều chất cặn, mồ hôi còn ứ đọng lại dưới da dẫn đến ngứa ngáy, đây là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
Khi bị bệnh á sừng ở tay, da sẽ bị biến đổi và mất cân bằng điện giải khiến da không thể thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể.
Bề mặt da bị tổn thương tạo lỗ hở cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và đi sâu vào mạch máu gây nhiễm trùng huyết, được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh.
Các bệnh ngoài da nói chung đều có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì trong dân gian còn rất nhiều mẹo chữa trị á sừng hiệu quả từ các thành phần thiên nhiên có khả năng làm dịu vết thương, dưỡng da, kháng khuẩn hiệu quả như sau:
Sau khi rửa sạch một ít lá đinh lăng, bạn cần đun sôi với một ít nước, sau đó sử dụng nước và lá này để rửa và đắp lên vùng da tổn thương.
Lợi ích từ dầu dừa vốn đã rất quen thuộc với các chị em trong việc làm đẹp, khi bôi dầu dừa bạn cần kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy và làm mềm da nhanh chóng.
Tỏi ngoài việc hỗ trợ tăng sức đề kháng, còn có khả năng chống viêm hiệu quả chỉ với một bước giã nhuyễn, lấy tăm bông thấm lên nước và bôi lên vùng da tổn thương.
Mẹo dân gian có thể rất lành tính và an toàn khi sử dụng, nhưng để có được hiệu quả thì cần bệnh nhân phải nỗ lực kiên trì mỗi ngày, gấp nhiều lần so với các phương pháp sử dụng thuốc khác. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần tự theo dõi vết thương của mình có dấu hiệu thuyên giảm hay không, tiến triển tốt không, nếu không cần phải ngưng sử dụng ngay và đến tái khám tại các bệnh viện để có hướng điều trị tốt nhất.
Bệnh á sừng ở tay có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cách nhanh nhất vẫn là sử dụng thuốc Tây y, hơn nữa điều quan trọng người bệnh có sự kiên trì tuân thủ và kiêng cử theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, đó là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.