Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị bệnh chàm khô tróc vảy, người bệnh thường bị ngứa ngáy dữ dội và đau rát trên da. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này và làm thế nào để điều trị bệnh chàm khô tróc vảy? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này qua bài viết dưới đây.
Khi trên da xuất hiện tình trạng nứt nẻ, bong tróc, chảy máu, đóng vảy,... thì rất có thể người bệnh đang mắc bệnh chàm khô tróc vảy. Bệnh này khiến người mắc mất tự tin, ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người băn khoăn bệnh này có dễ lây không và điều trị bệnh chàm khô tróc vảy như thế nào cho hiệu quả?
Bệnh chàm khô tróc vảy là căn bệnh liên quan đến da liễu với những biểu hiện phổ biến như: Da bị khô, nứt nẻ, bong tróc. Khi đó, các tế bào sừng trên da người mắc bị dày lên, gây ngứa dữ dội, người bệnh thường xuyên phải gãi và rất dễ bị chảy máu. Bệnh chàm khô tróc vảy thường khó khỏi dứt điểm mà hay tái phát theo mùa. Đặc biệt, trời hanh khô lại càng khiến lớp da tay chân dễ bị sần sùi và bong vảy.
Bệnh lý chàm khô tróc vảy thường được phân chia thành 3 cấp độ:
Do bệnh chàm khô tróc vảy ít nguy hiểm đến tính mạng nên dễ bị xem nhẹ, nhiều bệnh nhân chủ quan, do đó gây hậu quả nghiêm trọng. Căn bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ gây ngứa ngáy, đau rát cho bệnh nhân, dẫn tới mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược. Các vùng tổn thương trên da bị nhiễm trùng, tróc vảy, lở loét, để lại sẹo gây mất tự tin.
Y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chàm khô tróc vảy. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì các yếu tố có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh là:
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là da khô, đỏ, nứt nẻ, da dày sừng và bong tróc nhiều. Những vị trí thường xuất hiện triệu chứng là các đầu ngón tay, đầu ngón chân và gót chân.
Những triệu chứng của bệnh thường bùng phát nặng hơn vào mùa đông do nhiệt độ thấp và thời tiết khô hanh. Những yếu tố này khiến da bị nứt nẻ nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây chảy máu và đau đớn. Khi người bệnh tiếp xúc với các hóa chất như: khói thuốc, chất tẩy rửa, xăng, dầu,... thì tình trạng bệnh cũng có thể trở nên trầm trọng hơn.
Nhiều người lo lắng bệnh chàm khô tróc vảy có lây không, tuy nhiên, các chuyên gia cho biết căn bệnh này không lây nhiễm. Bệnh nhân có thể tiếp xúc với người khác mà không cần phòng tránh. Nguyên nhân gây bệnh này là do gen hoặc môi trường sống tác động, không phải do lây nhiễm.
Mặc dù bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng lại có thể lan sang các vị trí khác nhau trên cơ thể của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh chàm khô tróc vảy cũng có khả năng di truyền từ mẹ sang con. Nếu mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai thì rất có khả năng con cũng bị di truyền.
Nắm chắc những thông tin cơ bản về bệnh lý này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ được tình trạng của mình, từ đó dễ dàng tìm ra phương án điều trị bệnh chàm khô tróc vảy. Bệnh này thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được triệu chứng và phòng ngừa tái phát bệnh trong thời gian dài.
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều mẹo dân gian giúp điều trị bệnh chàm khô tróc vảy. Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không có tác dụng điều trị. Bệnh nhân có thể áp dụng thêm tại nhà để làm dịu cơn khô rát, đau nhức do chàm khô gây ra. Bên cạnh đó, vẫn cần thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa để đẩy lùi bệnh.
Một số mẹo dân gian người bệnh có thể tham khảo như:
Các loại thuốc bôi được xem là trọng tâm của phương pháp điều trị bệnh chàm khô tróc vảy bằng Tây y là:
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã trở nặng, xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu và viêm loét thì cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Nếu không điều trị bệnh chàm khô tróc vảy đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng da.
Bên cạnh sử dụng thuốc, người bị bệnh chàm khô tróc vảy cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, đồng thời hạn chế các thói quen xấu gây hại cho da. Sau đây là một số điều mà bệnh nhân mắc chàm khô tróc vảy cần lưu ý:
Bệnh chàm khô tróc vảy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và khiến bệnh nhân mất tự tin. Do đó, nếu can thiệp sớm, có phương án điều trị phù hợp và tuân thủ những điều cần lưu ý thì sẽ nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn tái phát.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.