Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chân tay miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng yếu. Không chỉ gây đau đớn và
Chân tay miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng yếu. Không chỉ gây đau đớn và khó khăn trong việc sinh hoạt và ăn uống bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ còn có thể gây tê liệt, viêm não hoặc tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh mời bạn cùng tham khảo.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ thường được biểu hiện khá đa dạng, tùy vào đặc điểm cơ địa và tình trạng sức khỏe của các bé. Tuy nhiên, nhìn chung sau 2-4 ngày nhiễm virus gây bệnh hầu hết các bé đều có các biểu hiện sau:
+ Sốt từ 38-39 độ C, biếng ăn, mệt mỏi và thường bị đau họng.
+ Sau từ 1-2 ngày sốt nhẹ trẻ sẽ có biểu hiện đau miệng và nếu chú ý quan sát các mẹ sẽ phát hiện các vết rộp đỏ quanh miệng bé. Nếu bảo bé há miệng bạn cũng sẽ thấy ở lưỡi, lợi rang và mặt trong niêm mạc má của bé cũng có những thương tổn nhất định.
+ Ngoài ra, trẻ bị tay chân miệng còn thường bị các nốt ban đỏ trên da, không ngứa nhưng có thể có mụn nước ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân.
>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ mà việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng bệnh nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cũng theo thông tin của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc điều trị bệnh cho trẻ đúng nhất nên dựa vào tùy tình trạng và biểu hiện bệnh của trẻ. Cụ thể:
+ Nếu bé nhà bạn chỉ mới có các triệu chứng như: sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, loét miệng thì chứng tỏ bệnh còn đang ở mức độ dạng nhẹ, bác sĩ có thể sẽ tư vấn hướng điều trị tại nhà. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng paracetamol hạ sốt hoặc các loại thuốc giảm đau. Không quên cho bé uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Các bạn cũng nên kết hợp sử dụng các dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian… và sử dụng zytee, kamistad… ở vùng niêm mạc để hạn chế sự đau rát ở các vết loét. Đồng thời không quên theo dõi các biểu hiện của trẻ, nếu có các dấu hiệu như sốt cao, li bì, nôn… cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay.
+ Trong quá trình điều trị các bạn cũng tuyệt đối không lạm dụng việc sử dụng kháng sinh cho bé, mọi loại thuốc điều trị nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ. Bởi bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là căn bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột nên kháng sinh thông thường không có tác dụng, hơn thế nữa việc lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh còn có thể gây kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé.
Trên đây là thông tin về dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ. Mong rằng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ bảo vệ bé khỏi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa và các tháng mùa hè khi bệnh dịch bùng phát mạnh.
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.