Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh cúm A/H1N1 có nguy hiểm và dễ lây không?

Ngày 23/02/2020
Kích thước chữ

Bệnh cúm A do virus cúm A(H1/N1) gây ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại bệnh cúm này, bệnh cúm A (H1/N1) có nguy hiểm và dễ lây không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cúm A(H1/N1) là một loại virus gây bệnh cúm ở người. Không giống như những bệnh cúm khác, virus cúm A có khả năng tấn công sâu vào sâu bên trong cơ thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh cúm A(H1/N1) có nguy hiểm và dễ lây không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Virus cúm A là gì? Bệnh cúm A(H1/N1) có nguy hiểm không?

Cúm A(H1/N1) là một trong những chủng virus mới và cũng là bệnh cúm mùa phổ biến hiện nay. Cúm A(H1/N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là người lớn và trẻ em. Loại cúm này xảy ra hàng năm và thường bùng nổ mạnh nhất, có tốc độ lây lan nhanh nhất là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa.

benh-cum-a-h1n1-co-nguy-hiem-va-de-lay-khong

Virus cúm A(H1/N1) có khả năng lây lan rất nhanh

Cũng giống như các chủng cúm thông thường khác, bệnh cúm A(H1/N1) dễ dàng lây nhiễm từ người sang người và có khả năng phát tán thành đại dịch. Khi bị nhiễm cúm A/H1N1, người bệnh thường có các biểu hiện như: Sốt trên 38°C, ớn lạnh, nhức đầu, đau họng, mỏi người, sổ mũi, hắt hơi, ho khan, suy nhược, những trường hợp nặng hơn có thể nôn mửa và tiêu chảy…

Tuy cúm A/H1N1 thường tiến triển lành tính nhưng đối với một số trường hợp, cúm A(H1/N1) cũng có thể bị bội nhiễm gây ra biến chứng nặng như viêm phổi thậm chí là suy đa tạng, tử vong ở một số người có bệnh mạn tính về hô hấp, tim mạch hoặc người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ đang mang thai. 

Bệnh cúm A/H1N1 có dễ bị lây không?

Cũng như các loại cúm mùa khác, bệnh cúm A/H1N1 có khả năng lây lan rất nhanh và khả năng bùng phát thành dịch là rất cao. Virus cúm A(H1/N1) có thể lây nhanh qua các giọt nước ngoài không khí khi người bệnh hắt xì, ho, hoặc bàn tay sau khi sờ vào các vật dụng, mặt phẳng hoặc khi sờ vào quần áo của người nhiễm bệnh. 

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus cúm A(H1/N1) có thể tồn tại khá lâu ngoài môi trường, loại virus này có thể sống từ 24h - 48h trên các bề mặt phẳng như mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,... từ 8h-24h trong quần áo và sống được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt, loại virus này có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước. Cụ thể, virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại 4 ngày trong môi trường nước có nhiệt độ 22°C và 30 ngày ở nhiệt độ 0°C. Cũng chính vì vậy mà loại virus này thường phát triển rất mạnh trong mùa đông.

benh-cum-a-h1n1-co-nguy-hiem-va-de-lay-khong-1

Bệnh cúm A(H1/N1) rất dễ bị lây qua đường hô hấp

Người mắc cúm A/H1N1 có thể lây lan bệnh từ 1 ngày trước khi khởi phát bệnh kéo dài tới 7 ngày sau khi khởi phát bệnh. Những đối tượng đặc biệt như trẻ em, người lớn tuổi có khả năng lây nhiễm virus trong thời gian dài hơn. Virus cúm A/H1N1 lây lan mạnh và nhanh hơn khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi ở những nơi tập trung đông người như trường học, nơi làm việc...Các con đường lây truyền của virus cúm A/H1N1 gồm:

- Đường hô hấp: Khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện các virus cúm A/H1N1 sẽ theo các giọt bay vào không khí và bắt đầu lây lan sang người khỏe mạnh xung quanh

- Đường tiếp xúc: Người khỏe mạnh có thể nhiễm virus cúm A (H1N1) nếu tiếp xúc hoặc chạm tay vào những bề mặt, đồ vật có nhiễm virus từ người bị bệnh. Những vật dụng đó có thể là khăn giấy của người bệnh, dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân như bát đũa, ly uống nước... cũng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus cúm A/H1N1.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 là bệnh lý có khả năng phát tán và lây lan nhanh. Vì vậy, mỗi người cần tuân thủ các biện pháp dưới đây để phòng ngừa lây lan cho chính bản thân bạn cũng như gia đình và những người xung quanh như sau:

- Vào mùa dịch nên tránh đến những nơi tập trung đông người hoặc nơi đang nghi ngờ có dịch cúm.

- Không khạc nhổ bừa bãi. Khi ho hoặc hắt hơi nên tự ý thức che mũi, miệng bằng khăn, vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng. 

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc chất tẩy rửa có cồn, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi. Sát khuẩn mũi và họng bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày.

- Ăn uống đủ chất và thường xuyên luyện tập thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể để phòng ngừa virus cúm A. 

- Tránh tiếp xúc và dùng chung đồ dùng cá nhân với những người đang có dấu hiệu và người đã bị mắc cúm A(H1/N1). 

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, sát khuẩn khử trùng các bề mặt như bàn ghế, quầy bếp, đồ chơi trẻ em, vệ sinh khăn trải giường, dụng cụ ăn uống của những người bị nhiễm virus. 

- Những trường hợp bị sốt cao, khó thở cần phải tự chủ động cách ly, đeo khẩu trang, sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi và có hướng điều trị thích hợp nhất. 

- Biện pháp tốt nhất để phòng tránh cúm là tiêm vắc-xin ngừa cúm hằng năm. Đặc biệt là đối với trẻ em và người lớn cần phải đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi và tiêm nhắc lại để chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc cúm.

benh-cum-a-h1n1-co-nguy-hiem-va-de-lay-khong-2

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus cúm A/H1N1

Bài viết trên đây là một số thông tin về cúm A(H1/N1). Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại bệnh cúm này, biết được bệnh cúm A(H1/N1) có nguy hiểm và dễ lây không? Từ đó biết cách phòng ngừa và điều trị cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Dịch cúmh1n1