Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh đái dầm uống thuốc gì thì hiệu quả?

Ngày 25/01/2023
Kích thước chữ

Đái dầm hay còn gọi là tiểu không tự chủ. Bệnh thông thường sẽ tự hết nhưng nếu kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến nhiều hệ luy. Vậy bệnh đái dầm uống thuốc gì thì hiệu quả và nhanh chóng. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đái dầm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng vẫn có từ 1 - 2% người lớn mắc bệnh đái dầm. Điều này khiến họ tự ti và mặc cảm, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày.

Đái dầm ở người lớn là bệnh gì?

Nếu tình trạng đái dầm xuất hiện ở tuổi trưởng thành, bác sĩ có thể chẩn đoán người này mắc chứng tiểu dầm ban đêm (nocturnal enuresis). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đái dầm ở người lớn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Thận hoạt động nhiều để sản xuất nước tiểu nhiều hơn bởi cơ thể không cung cấp đủ hormone chống lợi tiểu (ADH) hoặc thận không thể đáp ứng lại loại hormone này một cách tốt nhất.
  • Bệnh tiểu đường Insipidus hay còn gọi là đái tháo nhạt. Nguyên nhân cũng là do hormone ADH bị giảm gây rối loạn khả năng cân bằng lượng nước trong cơ thể, từ đó làm thận khó giữ nước gây tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.
  • Bàng quang nhỏ, không đủ chỗ giữ nước tiểu làm nước tiểu có thể bị rò rỉ.
  • Bàng quang tăng hoạt: Khi bàng quang tăng hoạt, các cơ ở đây co bóp đột ngột, không tự chủ, từ đó dẫn đến đái dầm.
  • Một số loại thuốc trong quá trình sử dụng có thể gây kích thích bàng quang như thuốc ngủ, thuốc chống loạn thần như: Clozapine hay Risperidone.

Bệnh đái dầm uống thuốc gì thì hiệu quả?

Đôi khi bệnh đái dầm cũng xuất hiện ở người lớn

Ngoài ra, đái dầm cũng có thể xuất phát từ bệnh lý, bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước tiểu của cơ thể, như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn co giật, đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến đái dầm ở thanh niên và người lớn như:

  • Niệu đạo bị chặn.
  • Táo bón, tiểu đường.
  • Ngưng thở, tắc nghẽn khi thở.
  • Sa tạng vùng chậu.
  • Cấu trúc giải phẫu của bàng quang hoặc cơ quan của hệ tiết niệu có vấn đề.
  • Phì đại tiền liệt tuyến.
  • Sỏi tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Chẩn đoán bệnh đái dầm

Bác sĩ sẽ khám và hỏi về các triệu chứng hiện tại của bệnh nhân cũng như tiền sử bệnh tật trước kia. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng đái dầm nào thì bạn nên ghi lại để cung cấp thông tin chính xác nhất cho bác sĩ, chẳng hạn như:

  • Tần suất đái dầm nhiều hay ít, mấy giờ đi một lần?
  • Tiểu nhiều hay ít?
  • Bạn đã uống gì và uống nhiều hay ít trước khi đi ngủ?
  • Có đau rát kèm theo không?

Ngoài ra, để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm để phân tích nước tiểu, tìm dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các bệnh lý về thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang...
  • Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu bằng phương pháp nuôi cấy nước tiểu.
  • Đo niệu dòng (Uroflowmetry).
  • Nước tiểu tồn lưu sau đi tiểu (Postvoid residual urine).

Bệnh đái dầm uống thuốc gì thì hiệu quả? 2

Xét nghiệm nước tiểu cũng góp phần xác định nguyên nhân đái dầm

Bệnh đái dầm uống thuốc gì?

Bệnh đái dầm uống thuốc gì? Trong một số trường hợp nguyên nhân gây bệnh đái dầm là thuộc nội khoa, các thuốc sau đây có thể sẽ được các thầy thuốc chỉ định kê đơn:

  • Desmopressin: Đây là dẫn chất tổng hợp có cấu trúc hóa học tương tự như Vasopressin, giúp kháng lợi niệu hiệu quả.
  • Thuốc có các dạng: Nhỏ mũi, khí dung, viên, ống. Hiện nay trên thị trường có một số loại biệt dược như: Minirin, Adiuretin, Minurin dạng viên nén 0,1mg, 0,2mg. Người bệnh nên dùng thuốc vào ban đêm, trước khi ngủ để hạn chế đái dầm. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc mũi, co giật, chảy máu cam. Lưu ý không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi.
  • Oxybutynin: Là thuốc kháng Cholinergic, giúp chống co thắt mạnh. Thuốc có dạng siro và viên. Không dùng thuốc khi có đái khó, bị nhược cơ, trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Một số biệt dược như: Cystin, Ditropan, Dipan, Driptane viên 5mg.
  • Biệt dược Genurin viên 200mg. Không dùng thuốc khi có bệnh đường ruột, phụ nữ có thai, bệnh nhân thiên đầu thống.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng:

  • Amitriptylin với các biệt dược: Amineurin, Amylin, Amavil, Elavil, Tryptanol, Saroten dưới dạng viên nén 10mg và uống vào ban đêm.
  • Imipramin với các biệt dược: Deprinol, Dimipressin, Censtim, Meripramin, Toframil Efriranol, Imidol,... dạng viên 10mg, 25mg.

Tuy nhiên, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng đều có tác dụng phụ là làm ngây ngất, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ người bệnh.

Flavoxat hydrochlorid: Thuốc có tác dụng trên cơ trơn vùng cổ bàng quang.

Bệnh đái dầm uống thuốc gì thì hiệu quả? 3

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái dầm

Nhìn chung, để điều trị chứng đái dầm cần nhiều thời gian và công sức, cần có sự quan tâm nhiều từ gia đình, một số trường hợp có thể có sự trợ giúp của châm cứu, bấm huyệt và thuốc y học dân tộc để giúp bệnh thuyên giảm.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh đái dầm cũng như một số loại thuốc có thể dùng để điều trị bệnh. Hi vọng với những thông tin trên, quý độc gỉa không còn thắc mắc bệnh đái dầm uống thuốc gì? Tuy nhiên, thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, tốt nhất quý độc giả nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hoặc dùng thuốc kê toa để đảm bảo an toàn sức khoẻ bản thân.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin