Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh đậu mùa khỉ là gì và cách điều trị như thế nào?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ

Bệnh đậu mùa khỉ đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người khi căn bệnh này mới bùng phát và đã có báo cáo về các ca tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng khiến người bệnh khó chịu.

Mùa hè năm 2022 đón nhận làn sóng dịch bệnh mới khi căn bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện. Căn bệnh này có những dấu hiệu tương đối giống với bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm thì có thể khiến người bệnh tử vong. Do vậy, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn hiều bệnh đậu mùa khỉ là gì và cách điều trị như thế nào để bảo vệ sức khỏe của mình.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ. Vi rút bệnh đậu mùa khỉ cùng một họ với virus bệnh đậu mùa. Nhưng bệnh đậu mùa khỉ ít có khả năng lây nhiễm hơn bệnh đậu mùa cũng như gây ra các triệu chứng nhẹ hơn. Bệnh đậu mùa khỉ gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu.

Trước đây, hầu hết những người mắc bệnh đậu mùa khỉ sống tại một số vùng ở miền trung và miền tây châu Phi, đã đi du lịch đến đó hoặc tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh. Trong đợt bùng phát năm 2022, căn bệnh này lan rộng ra các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ 1 Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ

Con đường lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan theo nhiều cách khác nhau:

Thông qua tiếp xúc gần gũi, thường xuyên da kề da với người nhiễm virus:

  • Thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vết phát ban, vảy hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh;
  • Hít phải virus khi tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài;
  • Tiếp xúc cơ thể thân mật như hôn, âu yếm, ôm, xoa bóp hoặc quan hệ tình dục;
  • Chạm vào các vật dụng (chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm) của người bệnh;
  • Truyền từ mẹ sang con khi mẹ bị nhiễm bệnh khi mang thai.

Từ động vật bị nhiễm bệnh:

  • Bị động vật nhiễm bệnh cào hoặc cắn;
  • Ăn thịt hoặc sử dụng các sản phẩm từ động vật nhiễm bệnh.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan cho người khác từ khi các triệu chứng của họ bắt đầu cho đến khi vết phát ban của họ lành hẳn - tất cả các vảy bong ra và lớp da mới bắt đầu hình thành. Quá trình này thường mất 2 - 4 tuần.

Tiếp xúc trực tiếp với các vết phát ban có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh 2 Tiếp xúc trực tiếp với các vết phát ban có thể khiến bạn bị nhiễm bệnh

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trong vòng 3 tuần kể từ khi bạn tiếp xúc với virus. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Phát ban, trên da xuất hiện các vết loét trông giống như mụn nhọt hoặc mụn nước. Các vết loét có thể ở trên mặt, bên trong miệng và trên các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Mất 2 - 4 tuần để các vết loét xuất hiện và lành hẳn;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Đau cơ và đau lưng;
  • Sưng hạch bạch huyết (sưng hạch);
  • Ớn lạnh;
  • Kiệt sức;
  • Các triệu chứng ở đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho;
Một trong những triệu chứng rõ ràng của bệnh đậu mùa khỉ là xuất hiện các vết loét, phát ban 3 Một trong những triệu chứng rõ ràng của bệnh đậu mùa khỉ là xuất hiện các vết loét, phát ban

Cách phòng tránh và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Về căn bản, căn bệnh này có thể tự khỏi trong vòng 1 tháng. Nhưng nếu bị nặng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh.

Do bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa tương tự nhau nên các loại thuốc kháng virus đậu mùa cũng có thể giúp điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Thuốc kháng virus được khuyến nghị dùng cho những người dễ bị bệnh nặng hơn, chẳng hạn như những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu.

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta nên áp dụng các biện pháp sau để phòng bệnh đậu mùa khỉ:

  • Tránh tiếp xúc gần, da kề da với các vết phát ban trên cơ thể người bệnh;
  • Không hôn, ôm, âu yếm hoặc quan hệ tình dục với người bệnh;
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc cốc với người bệnh;
  • Không chạm vào ga trải giường, khăn tắm hoặc quần áo của người bệnh;
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh;
  • Tránh ăn động vật bị bệnh hoặc chết.

Trên đây là các thông tin cần thiết để các bạn hiểu rõ hơn về bệnh đậu mùa khỉ. Mặc dù những người có sức đề kháng tốt có thể tự tin vào khả năng tự khỏi bệnh của mình, nhưng cũng cần lưu ý bảo vệ sức khỏe để tránh lây bệnh cho người thân. Do đó, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp để ngăn chặn và tiêu diệt hoàn toàn căn bệnh này tại khu vực chúng ta sinh sống.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Medline Plus

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin