Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh dị ứng ngứa và cách chữa trị hiệu quả nhất

Ngày 05/04/2018
Kích thước chữ

Nhiều người khổ sở với bệnh dị ứng ngứa mà không biết nguyên nhân đến từ đâu và cách chữa trị như thế nào để mang lại hiệu quả.

Nhiều người khổ sở với bệnh dị ứng ngứa mà không biết nguyên nhân đến từ đâu và cách chữa trị như thế nào để mang lại hiệu quả.

Trong số các bệnh dị ứng thì dị ứng ngứa là phổ biến nhất, bệnh xảy ra ở tất cả các đối tượng, không phân biệt già trẻ lớn bé, là nam hay nữ.

1. Dị ứng là gì?

Dị ứng là hiện tượng rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng trên cơ thể một người xảy ra nhằm chống lại sự xâm nhập và tấn công của các chất trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra một cách nhanh chóng và có thể dự đoán được.

Dị ứng là một trong bốn hình thức của chứng quá mẫn cảm và được gọi là quá mẫn loại I (xảy ra tức thì). Nó kích hoạt quá mức các tế bào bạch cầu và một loại kháng thể được gọi là IgE, dẫn đến phản ứng viêm nặng bao gồm phát ban, sốt, lên cơn hen suyễn, mề đay…

Dị ứng ở mức độ nhẹ rất phổ biến và gây ra các dấu hiệu bị dị ứng như viêm kết mạc, ngứa và chảy nước mũi. Đặc biệt, dị ứng nặng với các chất gây dị ứng trong môi trường và thức ăn hoặc thuốc có thể gây sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng người bị dị ứng.

Bệnh dị ứng ngứa và cách chữa trị hiệu quả nhất 1
Phản ứng dị ứng xảy ra khi cơ thể chống lại các chất có hại

2. Bệnh dị ứng ngứa

Cơ chế gây ngứa

Một hóa chất tên là histamin, có sẵn trong dưỡng bào dưới da chính là thủ phạm gây ngứa. Nó liên kết với đầu mút của dây thần kinh trên những thụ quan đặc biệt. Khi bị dị ứng, dưỡng bào lập tức tiết ra histamin, tạo cảm giác ngứa ngáy và khiến vùng da xung quanh bị sưng đỏ.

Nguyên nhân gây bệnh dị ứng ngứa

Dị ứng ngứa do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do sự tấn công của lông động vật, sâu róm, lông bướm, tia cực tím của ánh nắng mặt trời hay do dị ứng với chất vải quần áo, đồ trang sức, hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm…mà chúng ta vẫn thường dùng hàng ngày.

Ngoài ra, các loại thức ăn như tôm, cua, ốc, thịt bò, rượu…cũng gây dị ứng ngứa ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng ngứa và điều quan trọng là bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân gì để có hướng chữa trị đúng đắn và phù hợp.

Bệnh dị ứng ngứa và cách chữa trị hiệu quả nhất 2
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh dị ứng ngứa

3. Chữa bệnh dị ứng ngứa

Chườm mát

Nhiệt độ thấp có khả năng làm dịu nhanh cơn ngứa ngáy. Bởi vậy, khi bị ngứa do dị ứng, bạn nên ngâm khăn mềm trong nước lạnh, sau đó vắt ráo nước và áp trực tiếp lên vùng da bị ngứa khoảng 30 phút. Thực hiện mỗi ngày 3 lần cho đến khi những nốt mẩn ngứa biến mất.

Tắm rửa cơ thể

Tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và giúp da thoáng mát hơn, từ đó giảm ngứa da hiệu quả. Tuy nhiên, khi bị dị ứng bạn không nên tắm bằng nước nóng và sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa để tắm.

Mặc quần áo mềm mại, thoáng mát

Quần áo chật chội, chất vải nóng là tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa ngáy do dị ứng. Vì vậy, bạn nên chọn quần áo có chất liệu mềm mại và thoáng mát.

Sử dụng kem bôi ngoài da

Hoạt chất corticoid có tác dụng giảm ngứa rất nhanh trong các trường hợp bệnh dị ứng, mề đay. Bạn nên cân nhắc sử dụng loại thuốc này để điều trị ngứa do dị ứng. Tuy nhiên, corticoid có thể gây ức chế hệ miễn dịch, làm mỏng da và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ và trong thời gian cho phép, không nên quá lạm dụng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Bệnh dị ứng ngứa và cách chữa trị hiệu quả nhất 3
Sử dụng kem bôi ngoài da để chữa ngứa do dị ứng

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứng