Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì?

Ngày 22/10/2022
Kích thước chữ

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh giun đũa chó là do ăn uống không vệ sinh. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng để tránh bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì và cần lưu ý gì để phòng bệnh.

Bệnh giun đũa chó rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, làm tổn thương não dẫn đến nguy cơ tử vong. Khi nhận ra các dấu hiệu bất thường nên đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm kiểm tra, từ đó phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì?

Bệnh giun đũa chó là gì?

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? Thực phẩm sống là nguy hiểm nhất 1 Giun đũa chó Toxocara có thể lây nhiễm cho người

Giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là ấu trùng giun tròn có tên là Toxocara có thể lây nhiễm cho người. Nguồn bệnh từ phân của chó thải ra môi trường, 10 đến 20 ngày sau trứng phát triển thành ấu trùng và tồn tại trong môi trường đất. Ấu trùng từ môi trường đất nhiễm vào rau, củ, quả và lây nhiễm bệnh cho động vật gặm nhấm. Người nuốt phải ấu trùng khi ăn rau sống hay thịt chưa được nấu kỹ sẽ bị nhiễm giun đũa chó.

Nhiều người nhiễm giun đũa chó sẽ bị nổi mẩn ngứa trên da, bị dị ứng da. Dấu hiệu mẩn ngứa kéo dài, mặc dù đã uống thuốc trị dị ứng nhiều lần nhưng không khỏi, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.

Bệnh giun đũa chó có thể di chuyển đến gan, tim, thận, mắt và não và gây nên các tổn thương tại vị trí ấu trùng đi đến. Nếu không được phát hiện và chữa trị, bệnh có thể gây nên các ổ viêm nhiễm, tạo khối u trong cơ thể.

Cách phát hiện bệnh giun đũa chó 

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh giun đũa chó trong cơ thể, từ đó, đưa ra liệu trình điều trị phù hợp theo thể bệnh và giai đoạn bệnh.

Để nhận ra bạn có đang nhiễm bệnh giun đũa chó hay không, hãy chú ý một số dấu hiệu lâm sàng sau đây:

  • Nổi mẩn ngứa trên da thành mảng, đôi khi gây ngứa khắp người, kèm theo mệt mỏi, lo lắng, hay cáu gắt, tính khí thất thường, khó ngủ. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng. Dựa vào các dấu hiệu trên kết hợp với kết quả xét nghiệm giun đũa chó dương tính cho thấy có thể bạn đang nhiễm bệnh giun đũa chó trong máu thể thông thường.
  • Các dấu hiệu cho thấy giun đũa chó trú ngụ trong gan bao gồm ăn không ngon, sôi bụng, đầy bụng, khó tiêu, đi phân nát, đau tức mạng sườn phải. Các triệu chứng như hen suyễn, nghẹt mũi, thở khò khè, đặc biệt là ở trẻ em, cho thấy có thể bạn nhiễm bệnh giun đũa chó tại phổi.
  • Dấu hiệu bệnh giun đũa chó thể ấu trùng di chuyển đến mắt gồm mắt nhìn mờ, mỏi mắt, đau nhức...
  • Dấu hiệu bệnh giun đũa chó thể não gồm đau nhức đầu, mất tập trung vào công việc, hay quên, mệt mỏi ngày một tăng và khó ngủ thường xuyên. Có thể kèm theo sưng đau nhức cơ, yếu, chóng mặt, tê tay.

Lưu ý khi phòng bệnh giun đũa chó

Để ngăn ngừa nhiễm bệnh giun đũa chó, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đối với vật nuôi, cần tẩy giun định kỳ, xử lý kỹ phân của vật nuôi chôn vùi hoặc cho vào thùng rác.
  • Trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với vật nuôi, cần rửa tay bằng xà phòng.
  • Giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng.
  • Không để trẻ em chơi trong các khu vực có nhiều vật nuôi hoặc phân động vật.
  • Vệ sinh sạch khu vực sinh sống của thú cưng ít nhất một lần một tuần.
  • Sau khi xử lý chất thải vật nuôi, nên rửa tay kỹ.
Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? Thực phẩm sống là nguy hiểm nhất  2 Giáo dục cho trẻ về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì?

Thói quen ăn rau sống nhưng lại rửa không sạch hay ăn thịt, cá sống hoặc chưa được nấu chín là nguyên nhân dẫn đến bệnh giun đũa chó. Nhiều người không hề biết cách ăn uống không vệ sinh có thể khiến ký sinh trùng giun sán truyền bệnh cho người. Sau đây là những loại thực phẩm cũng như cách ăn uống cần tránh nếu không muốn bị nhiễm giun đũa chó.

Thực phẩm sống chưa rửa sạch

Các loại rau sống như hành lá, xà lách, rau thơm, rau mùi… là các loại rau tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đường ruột nhiều nhất. Trước khi ăn rau sống, bạn phải rửa sạch sẽ nhiều lần đến khi đảm bảo hết bụi bẩn, đất cát trên lá sau đó ngâm với nước muối loãng 30 phút.

Những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ, ấu trùng giun đũa chó vì trong nhà nuôi chó và chúng ta có thể bị lây bệnh từ phân của chúng.

Thực phẩm tái sống từ thịt động vật

Nhiều người thích ăn thịt tái sống, chẳng hạn như các món phở bò tái, gỏi thịt còn tái, gỏi cá sống, thịt nhúng mẻ… Những món này lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun sán rất cao. 

Do quy trình giết mổ, chế biến, bảo quản ở một số nơi không đảm bảo nên nguồn thịt dễ bị ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập. Khi chế biến những món tái sống, thịt chỉ nhúng sơ qua nước sôi, những loại ký sinh trùng chưa chết sẽ xâm nhập vào cơ thể.

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì? Thực phẩm sống là nguy hiểm nhất 3 Nếu thắc mắc bệnh giun đũa chó kiêng ăn gì thì nên nhớ tránh rau sống chưa được rửa sạch

Thực phẩm dễ lây nhiễm giun sán cần tránh

Ngoài quan tâm đến bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì, bạn cũng nên chú ý tránh các loại thực phẩm có thể lây nhiễm các loại giun sán khác cho người như:

Thịt trâu, bò

Thịt bò nhúng, tái là nguồn lây bệnh sán dây bò. Bệnh có diễn biến cấp tính, gây tổn thương gan, đau bụng vùng gan, nguy hiểm đến tính mạng.

Thịt lợn

Khi ăn thịt lợn, gan lợn không được nấu chín hay tiết canh, chúng ta dễ nhiễm sán dây lợn. Trong số các loại giun sán, sán dây lợn là nguy hiểm nhất vì khi xâm nhập vào cơ thể con người, chúng thường cư trú ở mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.

Những người có thói quen ăn cá không nấu chín, nhất là gỏi cá, rất dễ bị lây nhiễm các bệnh từ cá như sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ. 

Cua

Nhiều người mắc bệnh sán lá phổi thường do ăn cua nướng. Theo kết quả điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Trung ương, 100% cua đều có mang ấu trùng sán lá phổi.

Bệnh giun sán nói chung và giun đũa chó nói riêng gây tác hại khôn lường đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí còn gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Để phòng bệnh, mọi người cần cảnh giác với những món ăn có nguy cơ nhiễm giun sán.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin