Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh huyết áp kẹt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Khi nói đến các bệnh lý về huyết áp, đã phần mọi người chỉ quan tâm đến bệnh huyết áp thấp mà ít ai chú tâm đến huyết áp kẹt. Vậy bạn có biết bệnh huyết áp kẹt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành mạch được biểu hiện bởi hai thông số: Số tối đa phản ánh sức co bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch.
Huyết áp kẹt hay còn gọi là huyết áp kẹp, là hiện tượng khi hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg. Khi mà hiệu số này nhỏ hơn hoặc bằng 25mmHg cũng được xếp vào huyết áp kẹt.
Huyết áp kẹt là gì
Huyết áp kẹt thường xảy ra khi huyết áp tâm thu giảm hoặc huyết áp tâm trương tăng. Chẳng hạn như, người bình thường chỉ số huyết áp là 130/ 80 mmHg nhưng do một vấn đề bệnh lý nào đó, huyết áp tâm thu giảm từ 130 mmHg xuống còn 100mmHg. Khi đó hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 100 - 80 = 20 (mmHg). Lúc này xảy ra hiện tượng huyết áp kẹt.
Hoặc, cũng ở trường hợp này, huyết áp tâm thu giữ nguyên, huyết áp tâm trương tăng từ 80 mmHg lên 110mmHg, hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lúc này là 130-110=20 (mmHg). Trường hợp này cũng xảy ra hiện tượng huyết áp kẹt.
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng huyết áp kẹt là:
Nguyên nhân và dấu hiệu của huyết áp kẹt
Huyết áp kẹt làm giảm hiệu lực bơm máu của tim gây nên tình trạng giảm tuần hoàn hoặc tuần hoàn bị ứ trệ. Những người bị bệnh huyết áp kẹp thường có các biểu hiện sau đây:
Có thể thấy, những biểu hiện của huyết áp kẹp gần giống với bệnh huyết áp thấp. Tuy nhiên triệu chứng ở mỗi người có thể là khác nhau. Ví dụ, có người bị đau đầu, chóng mặt, có người thường bị hụt hơi khó thở nhưng cũng có người bị vài triệu chứng cùng lúc. Cách tốt nhất để xác định tình trạng bệnh bệnh là đến thăm khám bác sĩ.
Cách xử lý khi bị huyết áp kẹt và cách phòng ngừa huyết áp kẹt
Huyết áp kẹt hay huyết áp kẹp là một trong những vấn đề vô cùng nan giải trong y học. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà quan trọng là nó còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Chúng ta không nên chủ quan và hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi cảm thấy sức khỏe của mình đang có vấn đề để được tư vấn điều trị và xử lý kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp cho bạn hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp kẹt, nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng ngừa loại bệnh này.
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.