Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Theo các chuyên gia sức khỏe, để điều trị bệnh kiết lỵ, ngoài việc dùng thuốc, uống nước để bổ sung lượng chất lỏng bị mất đi do tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì, nên ăn gì là những thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Kiết lỵ là tình trạng người bệnh bị nhiễm khuẩn ở ruột già do vi khuẩn gây ra. Bệnh nhân kiết lỵ thông thường sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, phân có lẫn máu và dịch nhầy… Đây là chứng bệnh dễ mắc phải vào mùa hè - thu, ở mọi đối tượng, lứa tuổi.

Kiết lỵ là gì? Triệu chứng ra sao?

Kiết lỵ là một bệnh đường ruột do vi khuẩn như salmonella và shigella gây ra. Nguồn lây nhiễm các loại vi khuẩn này có thể xuất phát từ việc tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân, lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc cũng có thể qua nước uống, khi bơi lội trong môi trường nước bị ô nhiễm…

Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì, nên ăn gì? 1 Bệnh kiết lỵ xảy ra nhiều hơn vào mùa hè và thường lây lan do việc vệ sinh kém.

Bệnh kiết lỵ xảy ra nhiều hơn vào mùa hè, thường lây lan do việc vệ sinh kém. Người bị kiết lỵ sau khi đi vệ sinh nếu không rửa tay sạch sẽ, kỹ càng thì bất cứ thứ gì họ chạm vào đều sẽ có nguy cơ lây bệnh. Do đó, cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này là làm giảm các yếu tố nguy cơ. 

Khi bị kiết lỵ, người bệnh sẽ thường gặp các triệu chứng như buồn nôn/nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu, sốt trên 38 độ... Lưu ý là người bị kiết lỵ thường mất nước nên nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

Có ba loại kiết lỵ gồm:

  • Kiết lỵ gây tiêu chảy do Shigella còn được gọi là shigellosis. Đây là loại kiết lỵ phổ biến nhất.
  • Bệnh kiết lỵ gây ra bởi loại ký sinh trùng đơn bào xâm nhập vào ruột (còn được gọi là bệnh giun chỉ).
  • Bệnh lỵ Amebic ít phổ biến hơn, chủ yếu xuất hiện ở các địa phương nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém.

Kiết lỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc kiết lỵ cao nhất. Do đó, việc sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh kiết lỵ sẽ giúp cho quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh càng nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số biến chứng nghiêm trọng do bệnh kiết lỵ gây ra có thể kể đến như viêm khớp do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, co giật, tăng urê huyết tán huyết cùng những biến chứng khác như áp xe gan hoặc ký sinh trùng lây lan đến phổi/não.

Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì, nên ăn gì? 3 Kiết lỵ có thể gây biến chứng viêm khớp do nhiễm trùng.

Bệnh kiết lỵ nên ăn gì? 

Bên cạnh việc dùng thuốc có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, uống nhiều nước để bù chất lỏng cho cơ thể phòng ngừa mất nước, bệnh nhân kiết lỵ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ việc phục hồi. Vậy bệnh kiết lỵ nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm nên ăn mà bệnh nhân kiết lỵ cần nắm: 

  • Thức ăn tốt cho tiêu hóa, điển hình là rau củ quả luộc, các món ăn nhạt.
  • Các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt, chẳng hạn như lá chè, tỏi, ngó sen,…
  • Uống Oresol để cung cấp nước cho cơ thể và tránh tình trạng mất nước, kiệt sức, cơ thể cũng nhanh hồi phục hơn.
  • Tăng cường bổ sung các loại hoa quả tươi, sạch hoặc có thể ép thành nước uống.
  • Có thể kết hợp bổ sung lợi khuẩn probiotic cho cơ thể nhằm cải thiện sức khỏe ruột kết, đặc biệt tốt cho những người bị kiết lỵ.

Nói chung, bệnh nhân kiết lỵ cấp tính cần chú ý chọn những món nhạt, loãng, mềm, dễ tiêu hóa, không dầu mỡ. Riêng với người bị kiết lỵ mạn tính thì cần xây dựng chế độ ăn gồm những món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích. Ngoài ra, tốt nhất là người bệnh nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no vào một bữa để không gây sức ép lên hệ tiêu hóa.

Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì, nên ăn gì? 4

Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì, nên ăn gì là vấn đề bệnh nhân kiết lỵ cần chú ý.

Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì? Các loại thực phẩm người bị kiết lỵ cần tránh

Bên trên là những thực phẩm bệnh nhân kiết lỵ cần tăng cường bổ sung cho cơ thể. Vậy bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì? Khi bị kiết lỵ cấp tính, bệnh nhân cần kiêng hoặc ít dùng những thực phẩm sau đây để tránh cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị:

  • Các loại chế phẩm từ sữa, sữa bò (có thể thay thế bằng sữa hạnh nhân, sữa đậu nành);
  • Các món có tính kích thích như ớt, tiêu, bột hạt cải,...;
  • Dầu mỡ và những món ăn chứa nhiều dầu mỡ như quẩy, nhân đào hạt, lạc,...;
  • Tránh uống đồ uống có ga, cồn;
  • Tránh các thực phẩm gây chướng bụng như các loại đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, các loại hạt,…;
  • Hạn chế ăn thịt, giảm bớt tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều protein như trứng, cá,...;
  • Riêng người thường xuyên bị đầy hơi cần hạn chế ăn những món sinh hơi như khoai bung, khoai tây, đại táo…;
  • Tránh ăn những loại trái cây chứa nhiều chất xơ như bưởi, cam, quýt;
  • Kiêng các loại thực phẩm đóng hộp vì chúng thường có chứa nhiều chất bảo quản dễ gây ra hội chứng kích ứng cho người bệnh;
  • Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường (bánh quy, bánh ngọt,...) vì khi vào cơ thể sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn, dễ khiến dạ dày bị loét chảy máu.
Bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì, nên ăn gì? 5 Tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm hiểu được chứng kiết lỵ là gì, bệnh kiết lỵ kiêng ăn gì hay bệnh kiết lỵ nên ăn gì. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung, với người đang bệnh, sức đề kháng yếu nói riêng. Do đó, bệnh nhân kiết lỵ hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc một phần vào việc bạn có chọn đúng chế độ và loại thực phẩm hay không nữa.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin