Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bệnh lao phổi có đi làm được không?

Ngày 08/03/2022
Kích thước chữ

“Bệnh lao phổi đi làm được không?” là thắc mắc của phần đông người bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Trước khi đến với đáp án của câu hỏi bệnh lao phổi có đi làm được không, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về căn bệnh này để có được đánh giá khách quan và chính xác nhất.

Bệnh lao phổi là gì?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện nay có tới hơn 3 triệu người mắc phải bệnh lý lao phổi. Lao phổi là bệnh viêm nhiễm nhu mô do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao phổi được các chuyên gia hô hấp xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm và được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.

Bênh lao phổi có đi làm được không1

Bệnh lao phổi là một trong những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao (Ảnh minh hoạ)

Bệnh lao phổi lây qua các con đường gồm:

  • Sinh hoạt chung: Khi bạn sinh hoạt chung, sử dụng chung đồ dùng với người mắc bệnh lao thì tỷ lệ bạn đã nhiễm bệnh là rất. lớn. Bởi vậy, nếu chẳng may trong gia đình có người bị lao, nên tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, bát đũa,… của người bệnh.
  • Đường hô hấp: Bệnh lao phổi là bệnh lý về hô hấp, bởi vậy rất dễ dàng lây lan qua đường không khí. Đặc biệt, trực khuẩn lao từ người mắc bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài, tồn tại và sinh trưởng trong không khí trong thời gian tương đối dài từ vài tuần cho tới vài tháng. Bởi vậy, nếu một người khoẻ mạnh tiếp xúc gần với người mắc bệnh, qua các con đường lan truyền như ho, hắt hơi, xì mũi,… thì khả năng cao người đó đã bị nhiễm bệnh.

Bệnh lao phổi lây qua đường không khí

Không khí được coi là con đường lây lan lao phổi nhanh nhất (Ảnh minh hoạ)

  • Cọ xát: Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu về con đường lây truyền này của bệnh lao. Theo các chuyên gia hô hấp, việc cọ xát khá gần với người bị lao phổi cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bởi trực khuẩn lao có thể tồn tại ở các vết thương hở. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát tán trong không khí và xâm nhập vào cơ thể người khoẻ mạnh.
  • Truyền từ mẹ sang con: Mặc dù không phải là bệnh lý di truyền nhưng các nhà khoa học đã ghi nhận không ít trường hợp mẹ mắc bệnh và truyền sang con. Việc lây truyền từ mẹ sang con chỉ xảy ra khi 2 mẹ con có tiếp xúc trực tiếp với nhau. Bởi vậy để giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn lao, người mẹ cần thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đường tình dục: Đây cũng là một trong những con đường lây truyền của bệnh lý lao phổi. Khi quan hệ tình dục, các cặp đôi hôn nhau chính là con đường gây lây nhiễm trực khuẩn lao. Bởi vậy, nếu 1 trong 2 người bị lao phổi, để bảo vệ sức khoẻ cũng như hạn chế sự lây nhiễm của bệnh lao phổi nên hạn chế tiếp xúc, nhất là quan hệ tình dục.

Cách để nhận biết bạn có mắc phải bệnh lao phổi không là thông qua các dấu hiệu nhận biết như:

  • Ho, khạc ra đờm, đôi khi có máu;
  • Ho liên tục và kéo dài trong 2-3 tuần hoặc có thể hơn;
  • Đau tức ngực.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám lao phổi nếu xuất hiện một số các dấu hiệu như không có cảm giác ngon miệng khi ăn, sụt cân không nguyên do, đôi khi sốt, đổ mồ hôi về đêm, sưng tấy ở cổ, nách hoặc háng.

Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng có thể là của các bệnh lý khác. Bởi vậy, để chắc chắn rằng mình có bị lao. phổi hay không, ban nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán phân biệt.

Ai dễ mắc phải bệnh lý lao phổi?

Lao phổi, do là căn bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ lây lan lớn, nên ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, có một số người có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường. Đó là,

  • Người mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, viêm loét dạ dày, suy thận mãn,…
  • Người sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch trong một thời gian dài.
  • Người bị suy giảm miễn dịch.
  • Người nghiện thuốc lá, rượu bia và các sản phẩm chứa chất kích thích.
  • Trẻ con và người lớn tuổi.

Bệnh lao phổi có đi làm được không?

Có lẽ câu hỏi bệnh lao phổi có đi làm được không là thắc mắc lớn nhất của toàn bộ những người mắc bệnh lý lao phổi. Như đã trình bày ở trên, bệnh lý lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ lây nhiễm cao, trực khuẩn lao có thể tồn tại và sinh trưởng ở môi trường không khí trong một khoảng thời gian dài (kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng). Do đó, nếu không may mắc phải bệnh lý lao phổi bạn không nên đi làm tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp.

Bệnh lao phổi không nên đi làm

Người bị bệnh lao phổi nên ở nhà, tự cách ly để tránh lây bệnh cho người xung quanh (Ảnh minh hoạ)

Theo khuyến cáo của các chuyên gia hô hấp, người mắc lao phổi nên áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa sự lây nhiễm cho những người khác. Lý do bởi phần lớn các công ty đều có không gian kín, môi trường cực kỳ thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của trực khuẩn lao. Vì vậy, nếu bị bệnh lao phổi, bạn có thể chuyển đổi công việc làm tại công ty của mình thành công việc online, có thể làm remote từ xa để hạn chế tiếp xúc với mọi người.

Phương pháp điều trị bệnh lao phổi

Tuỳ thuộc vào thể trạng cơ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, để điều trị lao phổi có các loại thuốc đặc trị như ryrazinamid, streptomycin, isoniazid, ethambutol, nhóm fluoroquinolones (Gatifloxacin®, Ciprofloxacin®, Levofloxacin®, Moxifloxacin®, Ofloxacin®) kanamycin, amikacin, capreomycin,…

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Người bệnh lao phổi nên.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất carbohydrat, protein, vitamin và chất béo… để duy trì hệ miễn dịch;
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày;
  • Hạn chế tối đa các căng thẳng, áp lực trong cuộc sống;
  • Ngủ đủ giấc.

Hồng Anh

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin